- Back to Home »
- Đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm: Đề xuất phi lý gây bức xúc dư luận
kinh tế nền kinh tế thế giới cá nhân kinh tế thế giới tiết kiệm doanh nghiệp người dân bất động sản gia kinh doanh động sản ngân hàng việt nam
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có kiến nghị đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên. Đề xuất này ngay lập tức gây bức xúc dư luận bởi sự phi lý và thiếu thực tế.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản đề xuất lên Chính phủ và các Bộ, ngành về việc đánh thuế thu nhập tiền lãi đối với những khoản tiền gửi tiết kiệm trên mức 500 triệu đồng nhằm chuyển hướng dòng tiền vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, ở các nước khác không khuyến khích người dân gửi tiết kiệm mà yêu cầu người dân lập doanh nghiệp làm ăn để tạo thu nhập. Thay vì gửi ngân hàng lấy lãi, cần huy động toàn bộ nguồn lực làm giàu cho đất nước, cho gia đình, cá nhân. Nếu không đưa tiền vào sản xuất mà cứ gửi ở ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế càng khó khăn hơn.
Đề xuất đánh thuế thu nhập cho những khoản tiền gửi tiết kiệm đang khiến người dân bức xúc
Ông Châu cũng chỉ ra rằng, có những người mang cả trăm tỷ đồng đi gửi ngân hàng, mỗi năm thu về 10-15 tỷ đồng tiền lãi nhưng hoàn toàn không phải đóng một đồng thuế nào từ khoản lợi tức đầu tư này. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện đánh thuế tiền gửi tiết kiệm để đảm bảo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế, tức mọi thu nhập đều phải chịu thuế. Đề xuất như vậy nhằm huy động nguồn lực trong dân cho phát triển kinh tế. Thay vì họ có hàng chục tỉ đồng, hàng trăm tỉ đồng nằm trong ngân hàng, cần có chính sách đưa những khoản này vào sản xuất kinh doanh.
Như đã nói ở trên, mặc dù mục đích chính của kiến nghị này theo Chủ tịch HoREA là để chuyển dòng tiền đi vào sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ, giúp nền kinh tế Việt Nam đang sa sút được phục hồi nhưng phần lớn người dân không đồng tình với đề xuất này. Trên các diễn đàn Quốc hội, các phiên họp của Chính phủ và từng địa phương, vấn đề vực dậy nền kinh tế luôn là điểm nóng được tập trung bàn thảo. Đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó xử lý "cục máu đông" nợ xấu ngân hàng, giải cứu thị trường bất động sản được xem như là những điểm nghẽn cần xử lý gấp hiện nay. Trong bối cảnh đó, tiền gửi của người dân vào ngân hàng cần được khuyến khích, như một cách gián tiếp để họ góp công, góp sức tham gia phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vừa được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1-7 tới, trong đó không quy định khoản lãi thu được từ tiền gửi tiết kiệm là khoản thu nhập phải chịu thuế. Luật vừa mới ban hành còn chưa có hiệu lực thi hành vậy mà người dân đã phải lo lắng vì lại có thêm một đề xuất đánh vào túi tiền của họ. Điều này liệu có mâu thuẫn với mong muốn dân giàu, nước mạnh?
Mỗi khi có đề xuất bị "ném đá" thì người ta lại viện cớ vì nước XYZ có chính sách như vậy. Trong khi nói đến giáo dục, an sinh xã hội, y tế, trợ cấp... thì lại tự bao biện: Việt Nam còn nghèo! Ông Châu cũng không nằm ngoài số đó: "Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện đánh thuế tiền gửi tiết kiệm để đảm bảo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế, tức mọi thu nhập đều phải chịu thuế. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cũng dần dần phải làm theo thế giới." Bóc trần thiển kiến của một chuyên gia bất động sản, TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES) - chỉ ra rằng đúng là ở một số nước có áp dụng thuế đánh vào phần lãi từ tiết kiệm, nhưng đó chỉ đánh vào doanh nghiệp chứ không phải cá nhân, bởi chẳng có ý nghĩa gì cả. Tiền gửi tiết kiệm của doanh nghiệp mới đủ lớn đến mức làm cho thuế thu trở nên có ý nghĩa, chứ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân không đáng kể.
Có thể ông Châu trong phút bức xúc vì chuyện đi vay ngân hàng khó quá, khi bất động sản đang bờ vực phá sản nên mới phải vò đầu bứt tai tham mưu một đề xuất gây sốc như vậy. Nhưng nếu chỉ trách ông vì lợi ích nhóm mà đưa ra đề xuất bị coi là "hàm hồ" thì kể cũng oan cho ông, khi tất cả những gì ông làm là... học hỏi. TS Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN - nhận định tích trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm của người dân. Như vậy, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vàng chẳng khác gì đánh thuế vào túi tiền tiết kiệm của người dân, song NHNN đang cho triển khai với vàng trang sức rồi còn đâu. Hồi đầu dư luận cũng sốc, cũng phản đối quyết liệt, nhưng nói mãi riết cũng quen, mà luật thì cũng đã thành văn. Thôi đành nhận cái "tâm" của ông Châu, coi như một lời dự báo cho tương lai số tiền tiết kiệm trong dân.
Khánh An
việt nam ngân hàng nền kinh tế kinh tế kinh doanh thế giới gia doanh nghiệp kinh tế thế giới cá nhân người dân động sản tiết kiệm bất động sản
Đăng nhận xét