- Back to Home »
- Nằm im và... đợi
thị trường chứng khoán khai trương văn phòng kinh doanh khó khăn thua lỗ chứng khoán vốn điều lệ quản trị rủi ro mông lựa chọn thị trường tổng giám đốc
(DĐDN) - Từ chỗ một Cty lớn luôn cạnh tranh top 5 trên thị trường, Chứng khoán SBS nay đang phải nỗ lực và cả "cầu may" trong hành trình cơ cấu lại. Một số Cty chứng khoán khác, như Âu Việt, Chợ Lớn, đều đã lên kế hoạch giải thể.
Có rất ít nhà đầu tư trong nước mặn mà mà đầu tư vào các CTCK Việt hiện nay
Liệu đường đi của các Cty chứng khoán sẽ chỉ theo một xu hướng ngày càng hẹp?
Những cú ngã
Với ba cái tên Cty chứng khoán đã "ngã ngựa" trên chứng trường gần đây nhất, mỗi một Cty lại có một cách "ngã" khác nhau. SBS to lớn và cồng kềnh về vốn chủ sở hữu (126.660.000 CP), đã đón nhận một kết quả kinh doanh âm cũng to lớn và cồng kềnh tương ứng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất niên độ 2012, khoản lỗ năm 2012 là 127 tỉ đồng, lỗ lũy kế 1.767,8 tỉ đồng vượt quá vốn tự có và tỉ lệ vốn khả dụng là 0,57%. SBS đang đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản nếu cơ hội tái cơ cấu mà đại hội cổ đông đã mở ra, sau một lần bị từ chối vào tháng 9 năm trước, không đồng hành cùng các cơ may phụ thuộc bên ngoài, chủ yếu từ khoản nợ dài hạn 800 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi với trái chủ là ngân hàng mẹ trước đây - Sacombank đang do NHNN "phán xử"; và khả năng gộp cổ phiếu, rút vốn điều lệ để xóa lỗ đang chờ được các cơ quan quản lý thông qua.
Nhưng một điều mà với SBS, hay bất cứ CTCK nào đang còn hoạt động trên thị trường, bài học không bao giờ quên vẫn là: Chuẩn mực quản trị rủi ro. Trong các khoản lỗ rất lớn của SBS, chắc chắn có những khoản đến từ nguyên nhân buông lơi quản trị rủi ro, và kèm theo đó, tất nhiên là yếu tố thiếu minh bạch, dù SBS là một CTCK niêm yết và phải chấp hành đầy đủ mọi quy định minh bạch thông tin.
Nếu như cái giá của việc buông lơi quản trị rủi ro bằng nhiều hình thức đã được đáp trả bằng hiện thực lỗ tại SBS, thì tại chứng khoán Âu Việt, CTCK đầu tiên tuyên bố giải thể trên thị trường, nguyên nhân thua lỗ thường được cho là do phía thị trường khó khăn. Âu Việt lỗ không nhiều và nếu có quyết tâm, hẳn vẫn có thể tái cơ cấu, chuyển mình theo một cách khác. Nhưng CTCK này, và Chủ tịch HĐQT của Cty, đã thực sự có mong muốn. Và do đó, cũng có nhiều nguồn tin cho mong muốn này hẳn phải có nguyên do. Phải chăng, những cổ đông chủ chốt của Âu Việt đã chấp nhận, hơn nữa là còn có cơ hội lựa chọn một cách... ngã đẹp. Thậm chí, còn có nguồn tin cho rằng các cổ đông này đã "chuyển hướng" kinh doanh từ lâu, kể từ khi chứng khoán "hết màu", sang một đơn vị mới, một lĩnh vực kinh doanh mới có thể không xa lạ với chứng khoán, nhưng không bị... đau tim như lựa chọn trụ lại trên chứng trường.
Một cái tên thứ ba không được nhắc đến nhiều vì hiệu ứng "giải thể" dường như đã bắt đầu trở nên quen thuộc với nhà đầu tư trên thị trường: Chứng khoán Chợ Lớn. Đây không phải là Cty niêm yết nên có lẽ mọi thủ tục giải thể sẽ dễ dàng được đồng thuận, thông qua hơn. Tuy nhiên, dù vậy, ngã như Âu Việt, hay như Chợ Lớn... vẫn là những cú ngã... dũng cảm, là điều mà nhiều CTCK khác đang... mơ ước, nhưng không làm được. Đơn giản, không phải ai cũng có cơ hội cân đo thiệt hơn giữa giải thể, hay không hoạt động để nằm im chờ bán Cty. Đó, mới thực là bản chất của vấn đề vì sao thị trường có rất nhiều CTCK khó khăn, nhưng số CTCK buông tay vẫn còn rất ít.
"Nằm im chưa phải là... chết!"
Tương lai, số lượng CTCK sẽ thu hẹp lại và quy mô mỗi CTCK sẽ phình lên. |
Thật ra, thị trường sẽ không trở lại vì thị trường chưa đi đâu. Nó vẫn còn yên đó. Chỉ có dòng tiền trên thị trường, các điều kiện để thị trường khởi sắc lâu dài vẫn đang còn quá mong manh. Và các CTCK biết rõ hơn ai hết điều đó. Họ cũng biết rõ việc thành lập một CTCK đã nhiêu khê, khó khăn ra sao nên công sức bấy lâu không dễ dàng đổ xuống sông xuống biển, nếu họ không có cơ hội tốt hơn và việc thanh lý tài sản, giải thể Cty sẽ giúp họ đến với cơ hội đó tốt hơn, thì họ sẽ không lựa chọn phương án giải thể. Vì vậy, các cổ đông nhỏ của CTCK, ở những Cty đã thua lỗ, năm nay có thể tiếp tục buồn vì không được chia cổ tức, nhưng đừng vội... run.
Nhận định về vấn đề này, TS Alan Phan, nguyên Chủ tịch Viasa Fund HongKong cho biết: "Nhiều CTCK thua lỗ ở VN vẫn đang chờ đợi các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài mua lại, mua vốn, tham gia tái cơ cấu Cty... Có thể nói để đầu tư vào các CTCK Việt hiện nay, sẽ có rất ít nhà đầu tư trong nước mặn mà. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm hơn và họ cũng trường vốn hơn, sẵn sàng chấp nhận thua lỗ trong 2-3 năm, chờ đến 5-7 năm mới làm ăn có lãi. Trong tương lai, theo xu hướng đó, chắc chắn số lượng CTCK sẽ thu hẹp và quy mô mỗi CTCK sẽ phình lên. Vấn đề của các CTCK đã hoạt động lỗ quá lâu, thời điểm bây giờ chỉ là: Đợi. Đợi và Deal (thương thảo) sao cho có thể có được cái giá phù hợp với hi vọng của mình".
Lê Mỹ
thị trường khó khăn tổng giám đốc thị trường chứng khoán mông quản trị rủi ro chứng khoán khai trương văn phòng lựa chọn thua lỗ kinh doanh vốn điều lệ
Đăng nhận xét