- Back to Home »
- Nhiều địa phương "đòi" chỉ để cho "oai"
nhu cầu người dân kế hoạch tài chính chất lượng dịch vụ gia xây dựng hiệu quả văn hoá bão công trình
Nhà hát Âu Cơ vẫn đợi những đêm sáng đèn.Bộ VHTTDL nói về đề án gần 11.000 tỉ đồng:
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ VHTTDL) - đơn vị xây dựng đề án - cho biết, đề án chỉ đáp ứng 2/5 nhu cầu của địa phương.
Cũng theo ông Sơn, việc xây dựng đề án đã tiến hành từ năm 2008 theo tinh thần NQ23 của Bộ Chính trị, cũng như thông tư chỉ đạo của Ban Bí thư và công văn nhất trí của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Cần thiết, nhưng vẫn lạc hậu
Được biết, để có cơ sở xây dựng đề án, Bộ VHTTDL đã gửi công văn đến các địa phương, yêu cầu đánh giá số lượng các nhà hát, rạp chiếu phim; thực trạng hạ tầng và tình hình hoạt động; nhu cầu hưởng thụ của người dân... Từ đó, có quy hoạch riêng và đề xuất lên bộ sau khi có sự thống nhất với các cơ quan liên quan như Tài nguyên Môi trường (liên quan đến đất quy hoạch), Tài chính (nguồn vốn), Kế hoạch Đầu tư (hình thức đầu tư), UBND (chủ trương) để có những đề xuất cụ thể... Do cả một quá trình lấy ý kiến như vậy, đến năm 2010 Bộ VHTTDL mới trình Chính phủ lần đầu.
Như vậy, có thể hiểu, với một số đơn vị như: Nhà hát Ca múa nhạc Việt Bắc ở Thái Nguyên - hàng chục năm nay vẫn không làm xong vì kinh phí "nhỏ giọt", không có cơ chế cho việc huy động các nguồn vốn khác; Nhà hát Cao Văn Lầu ở Tiền Giang - có hơn 100 năm tuổi với kiến trúc và khuôn viên rất đẹp, nhưng cũng không có tiền bảo dưỡng, nên có lúc tỉnh đã định "rao bán"; Nhà hát Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng), quanh năm phải đi thuê chỗ cho diễn viên tập vở... - sẽ được hưởng lợi ngay sau khi đề án được phê duyệt. Thế nhưng còn một thực tế khác là với một số địa phương đất chật, người đông như Hà Nội, TPHCM thì quy hoạch này có vẻ như đã quá lạc hậu. Bao nhiêu năm nay, Nhà hát Cải lương VN nằm khuất nẻo trong ngõ Văn Hương chật chội; Nhà hát Tuổi Trẻ bé tí teo ở giữa khu dân cư đông đúc; Học viện Âm nhạc TPHCM ... bây giờ muốn "đổi đời" thì chỉ có nước ra ngoài rìa trung tâm thành phố. Nhưng liệu như vậy, có đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của số đông người dân?
"Đòi" nhiều chỉ để cho "oai"?
Trong lúc dư luận đang "choáng" về số nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm triển lãm nghệ thuật được phê duyệt, thì ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết một thông tin khá thú vị, là "đề án đã rà soát và hạn chế tới 3/5 số lượng công trình mà các địa phương đề xuất". Vậy, do đâu lại có sự mâu thuẫn về quan điểm giữa những nhà quản lý với dư luận xã hội như vậy? Các công trình văn hóa xứng tầm bao giờ cũng làm "sang" hơn cho bộ mặt thành phố. Tuy nhiên, mức hưởng thụ văn hóa của người dân nơi đó mới là điều đáng quan tâm. Vấn đề khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình văn hóa ở ta hiện không hiệu quả, có lẽ phần lớn không phải do các thiết chế ấy nhỏ bé, không xứng tầm, mà là do chất lượng dịch vụ. Hay nói cách khác là nguồn nhân lực trong hoạt động văn hóa còn quá yếu, quá thiếu, đặc biệt là đối với các đơn vị công lập. Đơn cử, Nhà hát Chèo (ở đường Kim Mã), Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật Âu Cơ (Huỳnh Thúc Kháng), rạp Đại Nam... đều nằm trên những vị trí khá đẹp và mới được xây, nhưng những đêm sáng đèn còn lâu mới đến cái đích người ta mong đợi. Nhiều năm nay, đã có bao nhiêu hội thảo, hội nghị được tổ chức để tìm cách "lôi" khán giả đến nhà hát, vẫn không có hiệu quả. Điều này lỗi không hẳn là từ phía khán giả, bởi những vở tầm cỡ như "Cô Sao", hay "Lời thề thứ 9" mới đây cho thấy nhu cầu đến với nhà hát vẫn còn đó. Chỉ có những vở diễn dở mới khiến khán giả quay lưng lại với sân khấu mà thôi.
Vậy nên, cùng với đề án phát triển thiết chế văn hóa này, nhất thiết phải có một sự đánh giá và định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành thật xứng đáng. Nếu không, những nhà hát và rạp chiếu phim hiện đại ấy sớm muộn lại biến thành những địa điểm cho thuê, làm các dịch vụ khác (như tình trạng khá phổ biến hiện nay) mà thôi.
gia nhu cầu kế hoạch tài chính hiệu quả bão chất lượng dịch vụ công trình văn hoá người dân xây dựng
Đăng nhận xét