- Back to Home »
- Sứ mệnh âm nhạc!
đàn ông âm nhạc chữa bệnh
QĐND - Âm nhạc, hiểu một cách giản dị nhất là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt, biểu lộ tình cảm, xúc cảm của con ngườị Tâm lý học hiện đại chứng minh âm nhạc có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý, tình cảm, và cả đời sống sinh học, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng kích thích sự phát triển của trí nãọ Các bác sĩ khuyên các bà mẹ tương lai thường xuyên nghe nhạc để giúp mình thư thái, đồng thời giúp em bé còn trong dạng bào thai sớm được tiếp xúc với những giai điệu ngọt ngào, để sau này dễ trở thành những con người điềm đạm, bớt nóng nảy... Các nhà tâm thần học còn cực đoan khẳng định âm nhạc làm dịu những cơn stress (căng thẳng). Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh thần kinh là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái được thư giãn...
QĐND -Âm nhạc, hiểu một cách giản dị nhất là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt, biểu lộ tình cảm, xúc cảm của con ngườị Tâm lý học hiện đại chứng minh âm nhạc có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý, tình cảm, và cả đời sống sinh học, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng kích thích sự phát triển của trí nãọ Các bác sĩ khuyên các bà mẹ tương lai thường xuyên nghe nhạc để giúp mình thư thái, đồng thời giúp em bé còn trong dạng bào thai sớm được tiếp xúc với những giai điệu ngọt ngào, để sau này dễ trở thành những con người điềm đạm, bớt nóng nảy... Các nhà tâm thần học còn cực đoan khẳng định âm nhạc làm dịu những cơn stress (căng thẳng). Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh thần kinh là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái được thư giãn...
Sứ mệnh của âm nhạc thật là lớn lao thay!
Và quả vậy, truy về tận ngọn nguồn của lịch sử âm nhạc thì trong thần thoại La Mã, thần âm nhạc có tên là Apollo mang cả nhiệm vụ là tiên tri, và chữa bệnh. Nghĩa là tận xửa xưa người ta đã quan niệm âm nhạc có chức năng tiên tri (nghe nhạc mà biết trước được những gì sẽ đến), và chức năng chữa bệnh (như đã phần nào đề cập ở trên). Nhìn vào lịch sử văn học dễ thấy, ở thời La Mã các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tính chất khích lệ để có thêm tinh thần chiến đấụ Khi giao tranh, người ta thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để cổ vũ các chiến binh xông lên. Những ai từng đọc Ô-đi-xê chắc đều thấm thía chi tiết khi trở về qua vùng biển Xi-ren nguy hiểm chàng Uy-lit-xơ anh hùng phải nghĩ cách đút nút sáp ong vào tai anh em thủy thủ, còn mình thì bảo anh em trói vào cột buồm. Nhờ thế mà anh em không nghe được còn mình cũng thoát được sự quyến rũ mê hoặc của những tiếng hát du dương bởi các tiên nữ muốn chèo kéo các bậc nam nhi ở lại...
Trong lịch sử văn học Trung Quốc cũng cho biết, thời Hán Sở tranh hùng có Trương Lương, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất dùng tiêu (một nhạc cụ) để thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng bạc, khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ tài năng nhưng võ biền chỉ huy bỏ trốn và đầu hàng. Nhờ tiếng tiêu ấy mà quân của hai bên đều ít người chết.
Đấy là xứ người, còn ở ta, cũng rất tiêu biểụ Ấy là tiếng đàn chàng Thạch Sanh. Tiếng đàn này mê hoặc lắm, tài tình lắm. Đàn kêu tích tịch tình tang... để minh oan cho chàng: Ai đem công chúa dưới hang trở về... Và đặc biệt là tiếng đàn ấy làm cho quan quân 18 nước chư hầu lăn quay ra ngủ mà quên đi cái tội định gây chiến bằng gươm đao... Quả là không có tiếng đàn thì nguy hại biết bao nhiêu, có khi người chết, có khi nước mất...!!!
Thì ra cổ kim, đông tây đều rất coi trọng sứ mệnh của âm nhạc vậy!
Thế mà thời nay... Các con cháu của thần âm nhạc Apollo, của nghệ sĩ Thạch Sanh lại không hề tấu lên, xướng lên các bản nhạc có sức mạnh chữa bệnh, ngăn chặn cái ác... mà hình như có phần ngược lạị Dĩ nhiên nói ra điều này phải xin lỗi giới làm nhạc chân chính.
Xin chứng minh, hãy vào các quán bán đĩa nhạc, để xem tên các bài hát: Người yêu tôi ông cũng không chừa, Người đàn ông không được quên hết tình nghĩa, Người đàn bà ích kỷ, Kiếp đàn bà thân xác đàn ông, Tình một đêm, Không còn gì để mất, Bên nhau dù không còn cảm giác, Yêu một người sống bên một người, Anh chấp nhận là người tình thứ ba, Một lần nữa tôi bị lừa, Yêu một người là dại, Ăn bánh trả tiền... Ok, như vậy đi...
Thật là phản âm nhạc.
Còn lời ca, mà thuật ngữ chuyên môn gọi là ca từ... Xin nghe một vài lời chẳng đẹp, chẳng trong sáng, dĩ nhiên cũng chẳng tình tứ nữa:...Yêu một lúc đến hai ba bốn năm cô, là cho yêu như vậy là mới yêu! Người đàn ông tham lam mãi là anh, một bàn tay năm ngón anh chẳng biết chọn ai...
... Tôi tưởng em chỉ yêu thêm một người... Nào ngờ đâu ngoài tôi em còn ba người nưẳ̃!).. Cuộc tình tay ba đã khổ đau, giờ tay bốn làm sao...
... Anh có một sở thích kỳ lạ là ăn thịt thỏ... Nhưng mà anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi... Là tại vì anh đã lỡ yêu em mất rồi...
Âm nhạc thì phải có tính nhạc. Người xưa dùng hai chữ thơ ca đi liền với nhau là có ý nhắc nhở: Thi trung hữu nhạc (trong thơ có nhạc), nhạc trung hữu thi (trong nhạc có thơ). Nghĩa là nhạc phải có sự hiệp vần, ngắt nhịp, phối thanh... của thơ. Những lời ca từ trên không hề thơ: Không chất thơ, chẳng tính thơ... Đơn giản chúng là ngôn ngữ của sự dung tục.
Xin chép lại một quan niệm của nhóm Xuân thu nhã tập ở nước ta giai đoạn 1932 - 1945 về cách làm nhạc, cách làm thơ: "Rung động có lan trên cánh Nhạc mới thực hiện được Thơ. Và hồn Thơ có lưu thông trên khí Nhạc mới bắt kịp Đạo, cái đệ nhất nguyên lý, cái lẽ phải cuối cùng". Một nhà thơ (cũng là nhạc sĩ) của nhóm này giải thích: Cái gốc của nhạc và thơ phải là sự rung động, phải yêu, ghét thật trong sáng, nồng nàn... thì mới có nhạc để làm thơ. Thơ và nhạc hài hòa với nhau thì mới chuyển tải được cái đạo làm ngườị Đấy là cái nguyên lý vậy!
Học theo người xưa thật khó lắm thay!
NGUYÊN THANH
âm nhạc chữa bệnh đàn ông
Đăng nhận xét