Posted by : Unknown 3 tháng 3, 2013

gia nhật bản trung quốc quân sự tầm quan trọng hệ thống điện bão

Nhằm hiện thực hóa chính sách chuyển trục sang châu Á - Thái Bình Dương, tái cân bằng chiến lược với Trung Quốc, Mỹ đang ráo riết điều những chiến hạm "khủng" tới khu vực này. Đây như lời khẳng định sức mạnh quân sự và thế thượng phong của Washington trước Bắc Kinh.

Hải quân Mỹ đang từng bước di chuyển quân tới Thái Bình Dương trước việc truyền thông Trung Quốc gần đây liên tục đưa tin nước này hạ thủy thành công các tàu chiến mà Bắc Kinh tự đánh giá là mạnh. Cụ thể, trong tháng 3 này, Mỹ sẽ triển khai các chiến hạm tàng hình tới Singapore bên cạnh kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân có trị giá 4,5 tỷ USD trước đó cũng như tiếp tục thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực bằng các động thái tích cực và cụ thể như điều tàu khu trục tới Philippines vào đầu tháng 2 vừa qua.

Trang mạng của tập đoàn vũ khí General Dynamics mới đây đưa tin Mỹ sẽ điều chiến hạm cận bờ (LCS) gồm 2 lớp Independence và Freedom đều được tích hợp khả năng tàng hình đến đồn trú luân phiên tại Singapore vào tháng 3/2013. Khả năng tàng hình giờ đây đã trở thành một yếu tố tối quan trọng đối với bất kỳ một chiến hạm nào bởi độ chính xác của các tên lửa lẫn ngư lôi ngày càng được nâng cao.

The tờ The Sacramento Bee,các chiến hạm loại này của Washington có thể đáp ứng chiến thuật chống tiếp cận, đặt trọng tâm vào khả năng tác chiến phi đối xứng từ các loại thủy lôi, mìn ven biển, các tàu ngầm diesel có độ ồn rất thấp (lớp Kilo) và chiến đấu cơ tối tân. Chính vì thế, Mỹ đã không tiếc tiền khi mạnh tay trang bị thêm 20 chiếc LCS từ năm 2010 đến 2015 cho Hải quân. Con số này có thể lên tới 30 trong giai đoạn kế tiếp, theo số liệu trong báo cáo của Vụ Khảo cứu quốc hội Mỹ (CRS) phát hành năm 2012. Đây cũng là câu trả lời lý giải vì sao Hải quân Mỹ chi tới 2,5 tỷ USD để mua lại tàu tàng hình Sea Shadow (IX-529) trong một phiên đấu giá diễn ra vào giữa năm 2012. Dù không đem lại lợi ích kinh tế nhưng Sea Shadow với khả năng tàng hình trước các radar và hoạt động cực kỳ yên tĩnh, cộng với việc sở hữu các lớp vật liệu và hệ thống điện tử đặc biệt đã tạo một nền tảng vững chắc cho Washington phát triển các chiến hạm tàng hình sau này, mà trong đó có LCS.

Tàu tác chiến cận bờ USS Freedom

Tuy nhiên, quân át chủ bài trên biển của Mỹ phải kể tới lớp tàu khu trục Zumwalt (dự án DDG-1000). Theo Vụ Khảo cứu quốc hội Mỹ, Washington phải chi tới 3,5 tỷ USD để chế tạo 1 chiếc Zumwalt, chi phí có thể đội lên 7 tỷ USD nếu tính cả chi phí đầu tư nghiên cứu phát triển. Trong thời gian tới, Hải quân Mỹ sẽ được nhận 3 chiến hạm loại này.

Zumwalt có độ choán nước lên tới gần 15.000 tấn, được trang bị các lớp vật liệu giúp giảm thiểu tối đa khả năng bị phát hiện bởi radar. Các hệ thống dò tìm sóng âm cũng khó quét được chiến hạm này bởi khi di chuyển, nó hầu như không phát ra tiếng động. TờThe Sacramento Bee còn gọi "quái thú" này như một kho vũ khí di động khi Zumwalt sở hữu 80 ống phóng cho phép khai hỏa những loại hỏa tiễn đối không, tên lửa hành trình tấn công mặt đất, ngư lôi; 2 khẩu pháo tầm xa 155 li (loại 600 quả nạp tự động và 320 quả nạp dự trữ) có tầm bắn tối đa lên đến 190 km, với nhịp độ bắn 10 quả mỗi phút và có độ chính xác cao với sự hỗ trợ của hệ thống vệ tinh định vị và 2 khẩu pháo 57 li có tầm bắn 17 km. Ngoài ra, Zumwalt có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm để hỗ trợ săn tàu ngầm cùng nhiều nhiệm vụ khác.

Chiến hạm Zumwalt

Trong một bài viết từ tờ Daily Maverick của Nam Phi mới đây, tác giả đã đánh giá Trung Quốc hiện tại chưa thể tạo ra thách thức đối với khả năng quân sự của Mỹ. Bài viết nêu ra dẫn chứng là thời gian xây dựng một cụm tàu sân bay của Bắc Kinh là 30 năm trong khi Washington đã có 11 cụm chiến đấu như vậy. Đáp lại, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã tuyên truyền rằng nước này chỉ đang củng cố sức mạnh "trong khu vực". Tuy nhiên, những động thái biên chế, cải tạo tàu rầm rộ trong thời gian gân đây có thể thấy quốc gia của 1,3 tỷ dân đang thay đổi chính sách "chờ thời" do Đặng Tiểu Bình đưa ra.

Báo chí và các trang mạng quân sự Trung Quốc liên tục tung ra những hình ảnh cho thấy nước này đã trang bị tàu sân bay, phóng vệ tinh và gần đây đã trang bị tàu hộ vệ tàng hình Type 056. Thậm chí, vào năm 2012, tờ The Washington Timesdẫn lời chuẩn đô đốc Trương Thiệu Trung, thuộc hải quân Trung Quốc cho rằng chiến hạm Zumwalt của Mỹ có thể bị tiêu diệt chỉ bởi... tàu cá của họ?! Trước sự khoa trương này, hai nước "láng giếng" lớn của Trung Quốc là Ấn Độ và Nhật Bản đã có những nhận xét đáp lại. Tháng 12/2012, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi cho rằng những hành động gây hấn của Bắc Kinh đang cố tạo ấn tượng khiến New Delhi phải đánh giá vấn đề và tìm ra chiến lược tương ứng. Còn ông Abe - Thủ tướng Nhật Bản đã thẳng thắn phát biểu trên Washington Post rằng đây chính là "căn bệnh kinh niên" của Trung Quốc để gây xung đột với Nhật Bản và các nước châu Á khác.

Tàu hộ vệ tàng hình Type 056

Nhìn vào thực lực hiện nay, Trung Quốc chỉ sở hữu khoảng 80 tàu chiến (trong khi của Mỹ là 140), 50 tàu ngầm, 50 tàu đổ bộ, hơn 80 tàu tấn công có trang bị tên lửa. Số tàu hỗ trợ còn ít hơn, chỉ đạt 5 tàu (quá ít so với con số 34 của Mỹ). Việc này sẽ khiến phạm vi hoạt động trên biển của Trung Quốc sẽ bị hạn chế so với Mỹ. Tuy vậy, trong 3 thập kỷ qua Trung Quốc đã không ngần ngại mạnh tay chi tiêu quốc phòng để leo lên vị trí thứ 2 sau Mỹ. Thời gian gần đây, họ cũng ý thức được tầm quan trọng của tàu tiếp liệu và đang tăng cường cải tạo, chế tạo mới những con tàu loại này để cố biến tham vọng lấn biển thành hiện thực trong cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt trên biển với Mỹ và các quốc gia liên quan.

quân sự hệ thống điện gia bão tầm quan trọng nhật bản trung quốc

Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Tin Moi Online, Tin Tuc, Tin Moi, News, Tin Tong Hop