Posted by : Unknown 11 tháng 6, 2014

Câu chuyện của ông Trần Hòa (y tá, từng công tác tại Hoàng Sa năm 1973) là tư liệu giá trị giúp bạn bè thế giới hiểu rõ về sự khác nhau trong cách "đối nhân xử thế" của Việt Nam và Trung Quốc.

Ông Trần Hòa xuất hiện trong chương trình "Tổ quốc nhìn từ biển" của VTV với tư cách là một nhân chứng, một người từng sinh sống, công tác tại Hoàng Sa từ tháng 10 – 12/1973. Lần đầu tiên xuất hiện trên sóng truyền hình trực tiếp, ông đã kể lại câu chuyện chiến sĩ Việt Nam cứu tàu Trung Quốc gặp nạn khi tránh bão. Một câu chuyện không chỉ là kỉ niệm của cá nhân ông mà còn mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

Nhân chứng kể chuyện cứu tàu Trung Quốc gặp nạn ở Hoàng Sa - 1f368e89-ffb0-42df-83e5-b2a2c691eb3b.JPG

Ông Trần Hòa (ngoài cùng bên phải) chia sẻ câu chuyện cứu tàu Trung Quốc gặp nạn ở Hoàng Sa năm 1973. Ảnh: Tài Teen

"Khi tôi ra đến Hoàng Sa thì trên đảo chỉ còn đài khí tượng và một căn nhà cho lính ở. Đến bây giờ những ký ức ở Hoàng Sa vẫn còn im đậm trong lòng như tôi vừa rời Hoàng Sa chỉ mới đây thôi. Các bạn có thể hình dung rằng giữa một vùng biển Đông nước sâu và xanh có một cồn cát vàng nổi bật, bao quanh những cây bàng biển màu xanh lục... Có những bãi san hô nước trong vắt mà khi chúng ta bước xuống rồi có thể nhìn thấy đáy, thấy những màu sắc tỏa lên rất đẹp.

Khi tránh nóng ở đảo Hoàng Sa có một điều tôi nhớ nhất là một lần cứu tàu của Trung Quốc bị bão. Đó là khoảng tháng 10/1973, có một cơn bão lớn đi ngang qua Hoàng Sa, lúc này tất cả các tàu ngư dân ở đó đã đi tránh bão hết. Chiều hôm đó khi sóng lớn và gió đã mạnh rồi thì anh em trong đảo phát hiện có một chiếc tàu cá đang hướng về đảo Hoàng Sa. Chiếc tàu cá đó đi ngang qua hướng Bắc và rẽ trở lên hướng Tây. Lúc đó, chúng tôi hiểu rằng chủ tàu này rất rành việc di chuyển ở Hoàng Sa.

Nhân chứng kể chuyện cứu tàu Trung Quốc gặp nạn ở Hoàng Sa - 0e447d3f-a2a5-4b0d-8d21-f5e8a6e3e518.jpg

Chiến sĩ Việt Nam sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho ngư dân Trung Quốc khi gặp nạn, còn các tàu Trung Quốc đã vô cùng manh động khi đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam. Trong ảnh là vợ chồng bà Huỳnh Thị Xuân Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) - chủ tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm.

Anh em trong đảo thấy vậy thì kéo nhau ra ngoài đ��, đợi người ta (ý nói tàu Trung Quốc – PV) vô rồi kéo người ta vào và đưa họ lên đảo để tránh bão. Trong đêm đó bão nổi lên rất lớn và chiếc tàu kia đã bị đánh tan chỉ còn lại dây neo. Như vậy nghĩa là gia đình của ngư dân đó đã không còn đường về nữa, họ trở thành những cư dân bất đắc dĩ của Hoàng Sa. Và cũng từ đó, vấn đề ăn uống trở thành gánh nặng của anh em trong đảo. Chúng tôi nghĩ rằng đã cứu người ta rồi thì không thể nào để cho người ta đói.

Ở đảo, một chiến sĩ mỗi ngày chỉ được dùng 7 lạng gạo, phải 3 tháng sau mới được tiếp tế thêm. Nhưng rồi rốt cuộc anh em chiến sĩ đã đem những phần gạo nhỏ nhoi của mình để san sẻ với ngư dân Trung Quốc, để họ có cái ăn".

Chắn chắc, trong bối cảnh nhân dân cả nước đang phẫn nộ trước hành động tàn bạo của Trung Quốc với ngư dân Việt Nam thì câu chuyện các chiến sĩ Việt Nam đã cứu giúp, cưu mang ngư dân Trung Quốc sẽ khiến không chỉ mỗi người Việt mà cả bạn bè thế giới phải suy ngẫm rất nhiều.

"Khi chúng ta là chủ nhà thì chúng ta sẽ hành xử nhân đạo như là một vị chủ nhà, còn những hành động khác của kẻ cướp thì sẽ không bao giờ phải là của những người chủ".

MC Diễm Quỳnh


(Ghi lại từ chương trình Tổ quốc nhìn từ biển)

>> Xem clip bằng chứng Trung Quốc tàn ác, đâm chìm tàu cá Việt Nam


Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Tin Moi Online, Tin Tuc, Tin Moi, News, Tin Tong Hop