Posted by : Unknown 4 tháng 5, 2014

THS. ĐỖ THỊ THU THỦY

Kinh tế thế giới đang dần phục hồi dùtốc độ vẫnchậm

Theo báo cáo tháng 1/2014 của World Bank, kinh tế toàn cầu năm 2013 tăng trưởng 2,4%, năm 2012 tăng 2,5%. Sang năm 2014-2015, kinh tế thế giới dự báo tiếp tục được cải thiện, đạt mức tăng trưởng 3,2% và 3,4% (World Bank) nhờ sự phục hồi mạnh mẽ hơn của Mỹ và châu Âu. Sự hồi phục dù vẫn chậm của kinh tế toàn cầu tiếp tục thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm tăng trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn và rủi ro đối với kinh tế toàn cầu. Theo Swiss Re, kinh tế Mỹ vẫn phải nỗ lực để đạt được đà tăng trưởng bền vững hơn. Khu vực châu Âu đang tăng trưởng trở lại nhưng chưa thể nhanh chóng bứt phá ít nhất là 2 năm nữa. Trung Quốc tăng trưởng khả quan song đà tăng đã giảm. Chương trình Abenomics của Nhật

Bản làm suy yếu đồng yên nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăng lạm phát nhưng Nhật vẫn cần những cải cách cơ cấu mạnh mẽ hơn. Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục đối mặt với sự mất giá của đồng nội tệ, cầu nội địa yếu, thâm hụt cán cân thanh toán tăng cao và vấn đề cải cách kinh tế, do đó chưa thể lấy lại đà tăng trưởng cao như giai đoạn trước. Bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và rủi ro chính trị có xu hướng gia tăng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế trong năm 2014- 2015, dự báo chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục duy trì ở các thị trường phát triển trong thời gian tới, tuy nhiên theo xu hướng giảm dần. Trong khi đó, sức ép lạm phát giảm ở các thị trường mới nổi cũng tạo dư địa cho các chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ với mặt bằng lại suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng.

Trong bối cảnh đó, theo Swiss Re, lợi suất trái phiếu chính phủ tham chiếu dự báo sẽ tăng trở lại trong vòng vài năm tới, các thị trường cổ phiếu cũng diễn biến tích cực hơn nhờ kinh tế phục hồi. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, nhờ đó, được cải thiện hơn trong năm 2014-2015. Mặc dù vậy, mặt bằng lại suất duy trì ở mức thấp vẫn là thách thức lớn đối với lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngành bảo hiểm thế giới phục hồi nhẹ trong năm 2013 và dự báo triển vọng tích cực hơn trong năm 2014-2015

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT): Doanh thu phí tăngtrưởng trở lại nhưng lợi nhuận của ngành vẫn ở mức thấp

Năm 2013 thách thức lớn nhất đối với thị trường BHPNT vẫn là sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo ước tính của Swiss Re, doanh thu phí gốc BHPNT tăng trưởng 2,5% (đã trừ yếu tố lạm phát), bằng mức tăng của 2012 nhờ sự phục hồi vẫn ở mức khiêm tốn của hoạt động kinh tế toàn cầu và tăng tỷ lệ phí bảo hiểm ở các thị trường chủ chốt. Sự hồi phục mạnh nhất trên thị trường BHPNT 2013 diễn ra ở khu vực Bắc Mỹ do tác động tích cực của nền kinh tế Mỹ. Các thị trường mới nổi tăng 7,8%, giảm nhẹ so với 2012, do suy giảm kinh tế ở các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu khu vực Đông Nam Á, Trung & Đông Âu. Mặc dù vậy, các thị trường mới nổi vẫn là đầu tàu tăng trưởng của thị trường BHPNT thế giới.

Thị trường bảo hiểm đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, những biến đổi lớn về dân số, x. hội và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Kết quả khai thác năm 2013 khả quan hơn năm 2012, tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp BHPNT vẫn chịu sức ép từ hoạt động đầu tư không khả quan. Xu hướng này sẽ tiếp diễn trong 2 năm tới do mặt bằng lại suất vẫn thấp dù dự báo sẽ tăng nhẹ trở lại. ROE toàn ngành năm 2013 dự báo đạt khoảng 7%, tăng nhẹ so với năm 2012. Toàn ngành BHPNT đảm bảo khả năng thanh toán với biên khả năng thanh toán cuối 2012 là 119%, cao hơn mức trước khủng hoảng và đủ để đối phó với những kịch bản rủi ro thiên tai lớn. Mặc dù vậy, xét từ góc độ kinh tế, mức vốn đó không đủ do rủi ro trên bảng cân đối kế toán dự báo sẽ tăng (do bất ổn liên quan đến vấn đề nợ công ở Eurozone có thể làm tăng risk margin của các doanh nghiệp bảo hiểm, khả năng sử dụng dự ph.ng cũng hẹp hơn đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong những năm tới...).

Năm 2014-2015, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo được cải thiện, nhờ đó hỗ trợ tăng nhu cầu BHPNT, tăng trưởng toàn thị trường dự báo đạt lần lượt 3,1% và 3,4%. Các thị trường phát triển dự báo tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng 2,1% và 2,5% trong năm 2014-2015. Khu vực thị trường mới nổi tiếp tục tăng trưởng chậm lại, nhất là khu vực Mỹ La tinh và châu Á, song vẫn được dự báo là đầu tàu tăng trưởng thị trường bảo hiểm thế giới với mức tăng 7,7% và 7,2%. Lợi nhuận thuần bảo hiểm của ngành BHPNT cũng dự báo cải thiện hơn.

Theo Swiss Re, các doanh nghiệp BHPNT ở khu vực châu Á hiện chịu sức ép giảm cả doanh thu phí và lợi nhuận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn đối mặt với tổn thất do thiên tai gia tăng. Để đảm bảo tăng trưởng và hiệu quả, các doanh nghiệp chú trọng tìm kiếm các giải pháp cho việc đánh giá rủi ro và định phí hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, rủi ro kinh tế vĩ mô toàn cầu, môi trường đầu tư không thuận lợi, rủi ro thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, dân số, xã hội đặt ra yêu cầu thắt chặt hơn quy định quản lý đối với các doanh nghiệp BHPNT, đãi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực quản trị, tài chính, vốn, quản lý rủi ro...

Thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tiếp tục phục hồi song vẫn chưa thoát khỏi khó khăn

Theo Swiss Re, năm 2013 thị trường BHNT thế giới tăng trưởng khả quan hơn, đạt 2,9%, so với mức tăng 2,4% của năm 2012 nhờ các thị trường mới nổi tăng trưởng 6,2% (2012 tăng 4,8%), trong đó khu vực Mỹ La tinh và châu Á mới nổi tăng trưởng lần lượt 10,8% và 6,3%. Các thị trường phát triển tăng trưởng 2,3%, cao hơn năm 2012 là 2%. Doanh thu KTM cải thiện ở nhiều thị trường. Bảng cân đối kế toán duy trì ổn định (solid) do các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục giảm rủi ro (de-risk) đối với các sản phẩm và tổn thất tài sản giảm nhẹ nhờ các thị trường cổ phiếu và tín dụng được cải thiện. Mặt bằng lại suất thấp đã tác động làm giảm lợi nhuận đầu tư (investment yields) và giảm chênh lệch lại suất cam kết và lại suất đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Mặt bằng lại suất thấp và tăng trưởng doanh thu phí thấp đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm.

Năm 2014-2015, tổng doanh thu phí BHNT toàn cầu dự báo tăng trưởng 4,1% và 4,2% nhờ tăng trưởng khả quan tại các thị trường mới nổi, khoảng 6%. Doanh thu khai thác mới đang dần tăng trở lại tại nhiều quốc gia, trong đó có cả các thị trường phát triển. Tại các thị trường mới nổi, động lực tăng trưởng chính là thu nhập của người dân tăng và nhận thức về bảo hiểm của người dân được cải thiện. Tiềm năng tăng trưởng các sản phẩm bảo hiểm tử vong và bảo vệ sức khỏe ở các thị trường mới nổi là rất lớn. Lãi suất dự báo dần tăng trở lại song vẫn ở mức thấp, các thị trường tài chính bất ổn và thay đổi về các quy định pháp lý vẫn là những thách thức lớn đối với ngành bảo hiểm. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng nhiều thách thức, các cơ quan quản lý yêu cầu các DNBHNT đảm bảo dự ph.ng để có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ. Sau một vài lần trì hoãn do các vấn đề kỹ thuật, Solvency II nhiều khả năng sẽ được triển khai từ đầu năm 2016, theo đó yêu cầu về vốn sẽ tăng đối với các cam kết và rủi ro tài sản dài hạn.

Theo Swiss Re, các DNBHNT đang đối phó với những thách thức hiện nay bằng cách chú trọng quản lý đầu tư và quản lý tài sản nợ-có, cắt giảm chi phí hoạt động, điều chỉnh mức lại nằm ngoài lại suất được hưởng từ hợp đồng (bonus), đồng thời thúc đẩy lợi nhuận kỹ thuật thông qua chiến lược sản phẩm và chiến lược khai thác tối ưu hơn. Còn theo EY, hiện nay doanh nghiệp BHNT tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lại, phát triển các sản phẩm bảo vệ, cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, để thích ứng với những thay đổi hiện nay, theo EY, chiến lược hàng đầu của DNBHNT cần đảm bảo sức mạnh tài chính, chú trọng quản trị vốn và rủi ro, cơ cấu sản phẩm cân bằng, tránh tập trung quá cao vào các sản phẩm tiết kiệm đầu tư. Việc chuyển từ sản phẩm đầu tư sang bảo vệ sẽ tránh được cạnh tranh và sự biến động lớn của thị trường tài chính.

Thị trường tái bảo hiểm ổn định trong năm 2013, lợi suất đầu tư năm 2014-2015 dự báo vẫn ở mức thấp

Theo các chuyên gia, các thảm họa tự nhiên có xu hướng tăng lên, khiến ngành BHPNT và tái bảo hiểm đối mặt với nhiều khó khăn. Năm 2011 xảy ra nhiều thảm họa thiên nhiên, làm tăng mạnh bồi thường tổn thất của DNBH trong năm 2012. Tuy nhiên, theo Aon Benfield doanh thu phí r.ng của thị trường tái BH toàn cầu vẫn tăng trưởng trong năm 2011-2012 (một  phần nhờ tăng tỷ lệ phí của một số sản phẩm do rủi ro thiên tai).

Năm 2013, Fitch dự báo thị trường tái bảo hiểm ổn định hơn năm 2012 nhờ nền tảng vốn mạnh và lợi nhuận khai thác tái bảo hiểm được duy trì. Đối với thị trường tái BHPNT, lợi nhuận thuần tái BHPNT khả quan trong năm 2013 chủ yếu nhờ quản lý bồi thường rủi ro thảm họa và đảm bảo dự ph.ng bồi thường tổn thất. Theo Swiss Re, tỷ lệ combined ratio tái BHPNT ước khoảng 90% trong năm 2013. Đối với thị trường tái BHNT, theo Swiss Re, doanh thu phí hầu như không tăng trưởng trong năm 2013 do các thị trường phát triển giảm tăng trưởng. Swiss Re cũng ước tính ngành tái bảo hiểm toàn cầu đạt được lợi nhuận ở mức trung bình trong năm 2013 do lợi nhuận đầu tư giảm dù lợi nhuận khai thác vẫn khả quan.

Tổn thất do thiên tai cùng với các khoản lỗ từ hoạt động đầu tư chưa được hiện thực hóa (unrealized investment losses) được coi là nguy cơ lớn nhất đến triển vọng ổn định của ngành tái bảo hiểm hiện nay. Năm 2014, thách thức lớn đối với ngành tái bảo hiểm là duy trì phí tái bảo hiểm ổn định ở mức thấp để giữ thị phần trong khi dự báo trong 2014 thiên tai có thể xảy ra nhiều hơn so với năm 2013. Lợi suất đầu tư thấp nhưng ổn định, đồng thời việc sử dụng nguồn dự ph.ng giảm là hai nhân tố khiến khả năng đạt lợi nhuận 2014 thấp hơn năm 2013.

Theo Swiss Re, chủ đề tranh cãi nhiều nhất trên thị trường tái bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2013 không phải là rủi ro thiên tai mà là sự xuất hiện của nguồn vốn thay thế. Trong bối cảnh lại suất thấp, dòng tiền đổ vào ngành tái bảo hiểm từ các quỹ đầu cơ, quỹ hưu trí vẫn tiếp tục tăng. Theo dự báo của Aon, trong vòng 5 năm tới, nguồn vốn thay thế được mở rộng, khoảng 100 tỷ USD, sẽ làm thay đổi thị trường tái bảo hiểm.

Xu hướng phát triển thị trường bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, những biến đổi lớn về dân số, xã hội và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo Capgemini, ngành BHPNT đang chứng kiến những thay đổi về cả 3 chức năng cơ bản trong chuỗi giá trị của ngành là (i) front-office, (ii) quản lý hợp đồng và khai thác bảo hiểm, và (iii) bồi thường. Trong khi đó, do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh BHNT thay đổi trên nhiều khía cạnh (hoạt động, tăng trưởng, lợi nhuận...). Hiện nay khách hàng có xu hướng e ngại rủi ro hơn (risk averse), yêu cầu cao hơn về sự minh bạch và linh hoạt của sản phẩm, sự tương tác đa kênh từ doanh nghiệp bảo hiểm. Những thách thức về kinh tế trong những năm qua cũng đãi hỏi các DNBH đánh giá lại các ưu tiên chiến lược, đồng thời chủ động thay đổi, cải cách để nắm bắt những cơ hội phát triển mới.

Về xu hướng sản phẩm,các sản phẩm bảo hiểm phát triển đa dạng cùng với nhu cầu gia tăng của khách hàng. Khách hàng ngày càng ưa thích các gói sản phẩm bảo hiểm phức hợp (bundled insurance products) đi kèm với mức phí hấp dẫn, quyền lợi cạnh tranh hay các giải pháp và tư vấn tài chính tích hợp và mang tính cá nhân hóa cao (customized). Do đó, chiến lược sản phẩm của DNBH cũng cần thay đổi theo hướng sáng tạo và linh hoạt hơn nhằm khai thác tối ưu sức mua của khách hàng. Theo EY, xu hướng hiện nay là các DNBH chú trọng lợi ích của khách hàng và chuyển đổi từ bán hàng sang linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, xu hướng dân số đang già đi, tuổi thọ ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu gia tăng ở các quốc gia mới nổi, nhất là khu vực châu Á, mở ra cơ hội cho DNBH khai thác đa dạng sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe và tai nạn, bảo vệ tài sản, hưu trí... và cung cấp sản phẩm bảo hiểm trọn gói (all-in-one insurance).

Về kênh phân phối,xu hướng chung là các DNBH triển khai chiến lược đa kênh phân phối để tăng cường tiếp cận khách hàng. Bên cạnh các kênh truyền thống, kênh online hiện đã trở  nên không thể thiếu nhờ tính thuận tiện và dễ dàng tiếp cận đối với khách hàng. Kênh hợp tác bancassurance cũng ngày càng phát triển do các tập đoàn tài chính lớn đang chuyển dần sang phân phối đa dạng các sản phẩm tài chính. Nhu cầu về các giải pháp tổng hợp bảo vệ sức khỏe, tài sản và hưu trì dự báo mở ra nhiều cơ hội cho kênh bancassurance. Theo EY, trong tương lai, số lượng khách hàng, tại mỗi giai đoạn của cuộc đời của họ, đều có thể là động lực phát triển cho các DNBH, nhất là bảo hiểm nhân thọ. Do đó, các DNBH cần điều chỉnh kênh phân phối để đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt gắn với mỗi phân khúc khách hàng.

Sức ép cạnh tranh và đổi mới kênh phân phối thúc đẩy các DNBH tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin (IT) để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý rủi ro.Theo nghiên cứu của Ovum, đầu tư của các DNBH khuvực Châu Á-Thái B.nh Dương vào lĩnh vực IT sẽ tăng nhanhnhất, đạt mức 11,6% vào năm 2017. Các ưu tiên hàng đầucủa các DNBH Châu Á- Thái Bình Dương là triển khai các nền tảng xử lý lại và phát triển các kênh phân phối kỹ thuật số nhằm nắm bắt cơ hội thị trường.

Khai thác big data (dữ liệu lớn), các phương tiện truyền thông và mạng xã hộicũng là xu thế lớn của thị trường bảohiểm trong thời gian tới. Theo PWC, năng lực xử lý thôngtin và phân tích tăng lên sẽ hỗ trợ DNBH ngăn ngừa, lựachọn rủi ro và định phí hiệu quả hơn, nhờ đó cung cấp sảnphẩm với chi phí rẻ hơn, mang tính cá nhân hơn, trong khivẫn đảm bảo được lợi nhuận. Xu thế này đang làm thay đổicách thức tiếp cận thị trường của nhiều DNBH. Ngoài ra,sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng(Twitter, facebook...) và mạng xã hội hỗ trợ lớn cho kênhphân phối và sự cộng tác giữa DNBH và khách hàng, đồngthời có thể tăng cường tốc độ và sự linh hoạt trong hoạtđộng của DNBH.

Ngoài ra, xu thế hợp nhất(consolidation) cũng được dự báo gia tăng do tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực bảo hiểm sẽ thúc đẩy sự gia nhập thị trường của các đối thủ mới. Mặt khác, cạnh tranh gia tăng, rủi ro gia tăng trên các thị trường tài chính và những thay đổi quy định pháp lý liên quan đến vốn, năng lực tài chính, quản lý rủi ro của DNBH sẽ thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực bảo hiểm. Xu hướng này sẽ tạo ra những tập đoàn bảo hiểm lớn, có sức mạnh tài chính, và những doanh nghiệp này sẽ tập trung hơn vào chất lượng dịch vụ khách hàng và các giải pháp duy trì khách hàng.

Tài liệu tham khảo

1. Global economic prospects - Coping with policy normalization in highincome countries, January 2014, World Bank

2. Global insurance review 2013 and outlook 2014/15, November 2013, Economic Research & Consulting, Swiss Re

3. Global Reinsurance Guide 2014, Fitch Ratings

4. Global view of the life insurance market - How it is being shaped by the lingering, E&Y

5. Reinsurance market outlook - Post convergence - the next USD  100 billion, September 2013, Aon Benfield

6. World economic outlook (WEO), October 2013, Transitions and Tensions, IMF

7. World insurance report 2012, Capgemini

8. http://www.insurancetech.com/management-strategies/2014-insurance-industry-outlook-5-predic/240164794

Theo Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm

Từ khoá: sức khỏe bảo hiểm nhân thọ giải pháp tập đoàn tài chính gia ngành bảo hiểm gia tăng kỹ thuật nhu cầu của khách hàng hiệu quả khả năng thanh toán biến đổi khí hậu nhân thọ toàn cầu thách thức chiến lược thế giới khai thác bảo hiểm bồi thường linh hoạt doanh nghiệp bảo hiểm khai thác triển khai tái bảo hiểm thanh toán thị trường bảo hiểm nhân thọ cung cấp sản phẩm bảo hiểm thảm họa tài chính thay đổi kinh tế thế giới giảm rủi ro swiss re thị trường tài chính cạnh tranh thị trường mới tổn thất tăng trưởng doanh thu mạng xã hội chi phí thảm họa thiên nhiên tăng trưởng tập đoàn bảo hiểm dnbh thiên tai thảm họa thiên tai nhu cầu sản phẩm bão insurance rủi ro thảm hoạ tư vấn tài chính công nghệ thông tin kênh phân phối nhu cầu bảo hiểm chi phí hoạt động lợi nhuận bảo hiểm cải cách năng lực tài chính khách hàng lĩnh vực bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm cung cấp sản phẩm thị trường bảo hiểm thế giới phát triển rủi ro thiên tai nền kinh tế doanh nghiệp thị trường bảo hiểm ổn định môi trường kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ gia tăng rủi ro đánh giá rủi ro bồi thường tổn thất phát triển thị trường quy định tổn thất tài sản thị trường bảo hiểm sức khỏe suy thoái kinh tế nhận thức về bảo hiểm doanh thu chất lượng dịch vụ đa dạng phi nhân thọ môi trường phí bảo hiểm kinh tế bảo hiểm toàn cầu kinh doanh tài sản bhnt

Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Tin Moi Online, Tin Tuc, Tin Moi, News, Tin Tong Hop