Dưới đây là 10 sai lầm thường gây hậu quả tai hại nhất đối với sự nghiệp mà người dùng internet hay mắc phải, theo thống kê của trang Business News Daily.
Hãy cẩn trọng! Mạng xã hội không an toàn như bạn tưởng (Ảnh: jurgenfr/Shutterstock)
1. Khoe "chiến tích" bất hợp pháp
"Một lần, tôi tìm được một ứng viên khiến tôi khá ấn tượng và tôi đã định gọi anh ta đến phỏng vấn. Sau khi kiểm tra tài khoản MXH của anh ta, nơi đầy những chiến tích ăn chơi cuối tuần, có cả những hoạt động bất hợp pháp, tôi đã hiểu rằng chúng tôi không thể thuê anh ta được.
Và tôi cũng đã không bao giờ gọi anh ta lên phỏng vấn nữa", Kindra Svendsen, một chuyên gia Marketing/PR của Speak Creative (Mỹ) nói.
Bài học rút ra: Người tử tế không bao giờ thấy tự hào khi hành động phạm pháp.
2. Hay uống rượu và thô tục
Những người hay uống rượu và thô tục chắc chắn không phải là một mẫu nhân viên tốt, cho dù anh ta có tài năng nào đó đi chăng nữa.
Chất kích thích cộng với bản tính luôn nói và hành động văng mạng sẽ chỉ khiến cho văn phòng của nhà tuyển dụng rối tung rối mù lên mà thôi.
3. Viết sai chính tả, sai ngữ pháp
"Đối với tôi, những người nghèo nàn trong cách sử dụng từ vựng và ngữ pháp hoàn toàn thiếu khả năng để làm những việc đòi hỏi chi tiết", Jessica Green, Giám đốc Sáng lập của Cursive PR, một doanh nghiệp về quảng cáo của Mỹ nói.
Đừng viết sai lỗi chính tả quá nhiều, quá thường xuyên trên mạng xã hội.
4. Nói dối về kinh nghiệm làm việc
Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay rất kỹ tính, họ biết so sánh bản sơ yếu lý lịch (CV) của ứng viên gửi đến với những nguồn CV Online khác như LinkedIn hay Facebook để kiểm tra xem thật sự những thông tin mà ứng viên viết về kinh nghiệm của mình có đúng hay không.
>> Xem thêm: 6 thủ thuật công nghệ không trường ĐH nào dạy bạn
Đừng bao giờ nói dối và "chém gió" về kinh nghiệm làm việc của mình, vì nếu bị phát hiện, chắc chắn ứng viên sẽ bị loại ngay từ vòng đầu tiên.
5. Ảnh khỏa thân hoặc ���nh khêu gợi
"Một trong những tài khoản MXH tệ nhất mà tôi từng lướt qua là của một sinh viên đang xin vào thực tập. Trong đó có cả tấn những điều thô tục, bao gồm cả những bức ảnh khoe thân. Tôi là một người rất tự tin nhưng khi tôi tìm kiếm một ai đó cho nhóm làm việc của mình, tôi không muốn có nguy cơ bị rơi vào những tình cảnh éo le với một cô nàng thiếu vải", một nhà tuyển dụng nói.
Vì vậy, trừ khi bạn là người mẫu hoặc những người thực sự có thể sống "bên ngoài mọi chuẩn mực", đừng nên khoe thân trên mạng xã hội. Điều đó không giúp mang về nhiều thiện cảm hay ngưỡng mộ như bạn nghĩ, có chăng chỉ có ghanh ghét và những lời đánh giá khiếm nhã.
6. Ít xuất hiện trên mạng xã hội
Đối với nhiều công việc, nhất là những công việc đòi hỏi khả năng giao tiếp và nắm bắt thông tin nhanh , nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều nghi vấn nếu bạn sống như "người tàng hình" trên mạng xã hội.
"Phải chăng họ đang che dấu điều gì? Họ không muốn giao thiệp với người khác? Kỹ năng công nghệ có vấn đề? Tôi thường tự hỏi như vậy nếu một ứng viên nào đó quá trầm lặng trên MXH", Eric Quanstrom, đại diện của Pipeliner CRM, một doanh nghiệp đa quốc gia của Mỹ, bày tỏ quan điểm.
Tùy theo nhu cầu công việc, có thể bạn sẽ phải thường trực trên các trang mạng xã hội.
7. Xin nghỉ ốm để trốn làm
Nếu bạn đã giả ốm để xin nghỉ và làm việc riêng gì đó, tốt nhất đừng khoe đi đâu cả, giống như bài học căn bản ở đời là "xấu che, tốt khoe". Nhà tuyển dụng sẽ chuyển thẳng hồ sơ xin việc của bạn từ trên bàn xuống sọt rác nếu họ đọc được những dòng khoe khoang giả ốm để trốn làm của bạn trên mạng xã hội.
Còn trong trường hợp bạn vẫn đang có việc và sếp của bạn đọc được những dòng này, xin chia buồn, bạn có nguy cơ bị thất nghiệp rất cao.
8. Phàn nàn quá nhiều
Một trong những điều tệ hại nhất mà nhân viên có thể làm là phàn nàn quá nhiều về công việc của họ trên mạng xã hội hoặc khi đi trả lời phỏng vấn. Điều đó không giúp ích gì cho các ứng viên cả, thậm chí chỉ khiến nhà tuyển dụng đề phòng bạn.
9. Nói xấu sếp/chủ cũ
Đừng để nhà tuyển dụng mới nhìn thấy những dòng nói xấu, móc mỉa sếp cũ hoặc hiện tại trên trang cá nhân của bạn. Bởi không ai muốn rằng, nếu sau này việc hợp tác không thuận buồn xuôi gió, họ sẽ là nạn nhân tiếp theo được "ngồi" trên status của bạn với đủ những lời không hoa mỹ và dễ chịu cho lắm như bạn đã làm với sếp cũ của mình.
10. Công khai các bí mật doanh nghiệp của doanh nghiệp
Cho dù bạn có còn làm việc cho doanh nghiệp nào đó nữa hay không, nên nhớ rằng bí mật doanh nghiệp là thứ tối mật, không phải là thứ để bạn có thể đem khoe trên mạng xã hội.
>> Xem thêm: 10 thói quen khi sử dụng internet nên có
Nếu bạn hành động thiếu suy nghĩ, công bố những thông tin mật về doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức bạn đã từng làm, không những bạn sẽ không bao giờ lọt vào mắt bất cứ nhà tuyển dụng nào khác mà thậm chí bạn còn có nguy cơ bị kiện, bị tố tụng và phải trả giá bằng tiền bạc và chính tuổi đời của bạn.
Đăng nhận xét