- Back to Home »
- Bộ Tài chính có thể gánh món nợ 600 triệu USD của Vinashin
thông tin khả năng thanh toán công ty việt nam kế hoạch nền kinh tế tài chính giải quyết xếp hạng tín nhiệm bão quản lý quỹ tập đoàn doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp chính phủ bộ tài chính quốc tế
Bộ Tài chính sẽ bảo đảm kế hoạch phát hành trái phiếu của Vinashin, hơn hai năm sau khi tập đoàn này mất khả năng trả nợ.
Trả lời phỏng vấn VnExpress hôm 5/2, ông Nguyễn Ngọc Sự - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - xác nhận thông tin mà Reuters đưa ra hồi cùng ngày rằng kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ hơn 600 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu mới đã được lên dây cót. Nhưng thực chất phương án cuối cùng vẫn đang trong diện chờ phê duyệt và chỉ công bố vào thời điểm thích hợp.
"Nợ xấu trong các doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nền kinh tế phải giải quyết lúc này. Nguyên tắc trong giải quyết nợ xấu tại các doanh nghiệp nhà nước là chỉ giải quyết ở những doanh nghiệp có kế hoạch tái cơ cấu tốt, có tiềm năng phát triển. Với những công ty không có triển vọng phát triển, sẽ cho phá sản". Báo VnEconomy dẫn lời Thứ trưởng Tài chính Trương Chính Trung ngày 5/2. |
Hãng tin Reuters dẫn lời "một nguồn tin thân cận với vụ việc" cho biết kế hoạch tái cơ cấu nợ thông qua hình thức phát hành trái phiếu mới của Vinashin. Theo đó, Vinashin có thể hoán đổi khoản nợ 600 triệu USD và 20 triệu USD lãi suất phát sinh chưa trả thành 620 triệu USD trái phiếu không nhận được trái tức, hay lợi tức danh nghĩa bằng 0%.
Thông tin khẳng định Bộ Tài chính là đơn vị bảo lãnh, số trái phiếu này sẽ có thời hạn 12 năm, hưởng lãi 1% mỗi năm và trả lãi cuối kỳ khi hết kỳ hạn.
Trước đó, Vinashin đã không thể trả được khoản lãi đầu tiên cho số trái phiếu này và bị cộng đồng tài chính quốc tế siết nợ, thậm chí một trong các đơn vị chủ nợ là công ty quản lý quỹ Elliott Advisers đã đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế, dù sau đó công ty này cũng đột nhiên rút đơn kiện sau gần 4 tháng theo đuổi mà không nêu cụ thể lý do. Điểm đặc biệt là Elliott Advisers nổi tiếng là từng nhiều lần khiến chính phủ các nước phải điêu đứng và chịu bù nợ cho những "đứa con cưng". Giới quan sát nhận định họ đã chuẩn bị kỹ càng và phía Việt Nam rất khó để thắng trên đấu trường pháp lý.
Bộ Tài chính chưa lên tiếng xác minh chuyện bảo lãnh này. Song thông tin này được cho là có khả năng đúng rất lớn. Bởi thời gian chủ nợ quốc tế rút đơn kiện dạo trước cũng là lúc Bộ Tài chính đang rất năng nổ tiếp xúc với các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế, bên cạnh sự xuất hiện của một "tập đoàn đa ngành của Việt Nam có tiềm lực tài chính mạnh" có khả năng trả ngay lập tức toàn bộ nợ của Vinashin với giá gốc. Song danh tính của công ty này không được công bố và việc số nợ 600 triệu vẫn còn nguyên si đến nay đã đủ thấy công ty này nếu có thật cũng không mặn mà với Vinashin cho lắm.
Mà dù Bộ Tài chính có chịu "thế chấp uy tín" để giải cứu Vinashin thì cũng còn phải chờ sự đồng ý của 2/3 chủ nợ với đại diện là Credit Suisse. Trước đó, việc Chính phủ tuyên bố để doanh nghiệp tự bước đi đã khiến những tập đoàn cấp vốn cho Vinashin phải thất vọng mà từ đó bác bỏ mọi đề xuất phía Vinashin đưa ra.
Năm 2007, Vinashin phát hành 600 triệu USD trái phiếu quốc tế với thời hạn 8 năm, được chính phủ bảo lãnh. Dự kiến khoản nợ đầu tiên (60 triệu USD) sẽ được trả vào cuối năm 2010, tuy nhiên, khi đó Vinashin đã mất khả năng thanh toán do số nợ lên tới 4 tỷ USD. |
giải quyết quản lý quỹ chính phủ quốc tế tài chính doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước kế hoạch nền kinh tế bão tập đoàn thông tin công ty việt nam xếp hạng tín nhiệm khả năng thanh toán bộ tài chính
Đăng nhận xét