Posted by : Unknown 13 tháng 3, 2013

điện thoại chất lượng thay đổi mông

LG Optimus G Pro chính là phiên bản kế tiếp của Optimus G, tượng đài sức mạnh một thời trong thế giới Android. Máy được trang bị chip Snapdragon 600 mới nhất của Qualcomm với sức mạnh tăng thêm 40% so với chip S4 Pro, camera của máy được trang bị rất là nhiều chức năng và pin có thời lượng sử dụng tốt. Điểm duy nhất làm mình chưa hài lòng với máy đó là thiết kế quá giống chiếc Note II của Samsung.

Cấu hình cơ bản Optimus G Pro

  • Màn hình: 5.5-inch FullHD (1920 x 1080 pixels / 400ppi)
  • CPU: 1.7GHz Quad-Core Qualcomm Snapdragon™ 600
  • GPU: Adreno 320
  • RAM: 2GB
  • Camera: Sau 13.0MP với LED Flash / trước 2.1MP
  • Pin: 3.140mAh (có thể tháo được / hỗ trợ sạc không dây)
  • Hệ điều hành: Android 4.1.2 Jelly Bean
  • Bộ nhớ trong/Thẻ nhớ: 32GB/ hỗ trợ thẻ microSD
  • Kết nối: Bluetooth 4.0, USB 2.0 Host, Wi-Fi / Wi-Fi Direct, NFC, SlimPort (HDMI & RGB)
  • Kích thước: 150.2 x 76.1 x 9.4mm
  • Trọng lượng: 172g

Thiết kế

lg_optimus_G_Gpro_ 108

Được nâng cấp từ Optimus G lên nhưng thiết kế của phiên bản Pro này khác hoàn toàn so với người anh của nó. Máy không còn vuông vức và góc cạnh như xưa mà đã trở nên mềm mại hơn, các góc cạnh được bo tròn nhiều hơn và khi nhìn từ mặt trước, nếu không có chữ LG chắc ai cũng sẽ nói đây là chiếc Galaxy Note II của Samsung chứ không phải Optimus G Pro. Viền màn hình của G Pro cực kỳ mỏng, có thể nói là mỏng nhất từ trước đến nay. Và khác với Optimus G, nút Home giờ đã trở thành phím cứng với đèn LED nhiều màu bên dưới rất đẹp, ở hai bên vẫn là hai phím cảm ứng Back và Menu. Bản thân mình thích phím Home cảm ứng hơn vì chỉ cần chạm nhẹ một cái là nó sẽ đưa ta trở ra màn hình ngoài. Còn với máy G Pro thân máy đã khá to, cầm không thoải mái bằng, đã vậy còn phải cố gắng dùng nhiều lực hơn chỉ để bấm phím Home thì cảm thấy hơi bất tiện một chút.

lg_optimus_G_Gpro_ 109

optimus-g-pro-led-home

Cạnh viền của máy cũng có phần giống các máy Galaxy với kiểu đường kim loại nằm kẹp giữa 2 tấm nhựa ở mặt trước và sau, mặc dù đường viền kim loại này mỏng hơn. Nắp lưng làm bằng nhựa, cong ở 2 mép và được trang trí họa tiết caro lấp lánh giống như Nexus 4 cũng do hãng LG sản xuất. Tuy nhiên do vỏ máy có màu trắng nên hiệu ứng lấp lánh của nó không được đẹp như mặt lưng của máy Nexus 4 kia. Lớp vỏ màu trắng làm cho máy luôn trông rất đẹp và sạch sẽ, không nhìn thấy dấu vân tay và bụi bẩn.

lg_optimus_G_Gpro_ 113

Về vị trí các cổng và phím bấm, phím nguồn được đặt ở cạnh phải rất dễ bấm, phím bấm chắc chắn, cho cảm giác nhấn tốt, cổng sạc micro USB ở cạnh dưới còn cổng âm thanh 3.5 mm thì nằm ở cạnh trên. Hai phím chỉnh âm lượng được đặt ở cảnh trái nhưng vị trí nằm hơi thấp, gần gần giữa thân máy. Tuy nó giúp chúng ta dễ tiếp cận hơn nhưng do phím bấm nhạy nên hay xảy ra tình trạng là ta bấm nhầm vào hai phím này khi cầm và nhấc máy lên. Ngoài các phím cơ bản đó ra, Optimus G Pro đặc biệt có thêm một phím cứng nữa ở cạnh trái, phía trên phím âm lượng dùng để làm phím tắt, gọi là QButton. Mặc định chức năng của QButton là chụp lại màn hình và khởi động chức năng Quick Memo để bạn chỉnh sửa tấm hình vừa mới chụp, nhưng bạn cũng có thể vào Settings và thay đổi chức năng của nó, ví dụ như khởi động Camera hay mở nhanh các ứng dụng khác như Facebook chẳng hạn.

lg_optimus_G_Gpro_ 111

Mình đánh giá khá cao về phím QButton này, nó rất có ích trong việc ghi chép của chúng ta. Với màn hình lớn 5.5", Optimus G Pro tỏ ra hữu dụng trong các công việc lướt web, ghi chú hay xem ảnh, xem phim. Vào bất kỳ lúc nào, bạn chỉ cần nhấn phím này một cái thì màn hình của máy sẽ được chụp lại, sau đó bạn có thể dùng ngón tay để vẽ hay ghi chú tiếp lên tấm hình này rất dễ dàng. Việc LG trang bị đèn nền LED cho nút Home giúp máy trông đẹp và hiện đại hẳn lên, làm điểm nhấn cho toàn bộ mặt tiền của chiếc điện thoại 5.5" này. Mặc dù là đèn LED nhiều màu nhưng đáng tiếc là ta chỉ có thể bật tắt nó chứ không thể hiệu chỉnh màu sắc của đèn theo ý muốn.

lg_optimus_G_Gpro_ 107

Optimus G Pro (trái) bên cạnh Optimus G

Màn hình

Mặc dù sử dụng chung loại màn hình với người anh Optimus G nhưng chất lượng hiển thị của G Pro lại không hoàn hảo bằng. Nói vậy không phải chê màn hình của máy xấu, Optimus G Pro dùng màn hình True HD-IPS+ cho màu sắc đẹp, độ sáng cao và do có độ phân giải đạt Full-HD (1920x1080, ppi bằng 401) nên hình ảnh và font chữ rất đẹp và mịn, mọi thứ đều rất sắc sảo và mềm mại. Thêm nữa là màn hình của máy đã quay trở lại với tỷ lệ phổ biến 16:9 nên mặc dù máy to nhưng màn hình vẫn dài chứ không cho cảm giác lùn và mập như Optimus G (dùng tỷ lệ 5:3).

Tuy màu sắc trên Optimus G Pro có độ chính xác rất cao, rất trung thực nhưng màu trắng lại hơi ngả sang màu xanh lá. Góc nhìn của máy cũng không cao bằng Optimus G. Bạn chỉ cần nhìn nghiêng máy đi một xíu là sẽ thấy độ tương phản bị giảm hẳn và màu sắc hơi tối đi. Và nhờ có độ sáng cao nên dù cho dùng máy dưới trời nắng gắt bạn cũng có thể nhìn thấy rõ mọi thứ trên màn hình này.

Giao diện

homescreen-g-pro

Trong thời buổi nhà nhà sản xuất Android, người người xài máy Android thì giao diện đóng một vai trò không nhỏ trong việc thu hút người dùng. Optimus G Pro được cài sẵn Android 4.1.2, giao diện Optimus UI y hệt như của Optimus G và vẫn giữ nguyên toàn bộ các phần mềm, tiện ích, chức năng vốn có. Bạn có thể xem lại bài đánh giá Optimus G của bạn Duy Luân, phần giao diện, để biết rõ hơn vì giao diện của 2 máy hoàn toàn giống nhau. Mình chỉ liệt kê ra một số điểm nổi bật và mới trong giao diện của G Pro.

  • Optimus G Pro mặc định hỗ trợ sẵn 5 theme để bạn thay đổi mà không phải cài thêm, hỗ trợ rất nhiều hiệu ứng chuyển màn hình và mở khóa. Mỗi theme có một bộ icon khác nhau, rất nhiều màu sắc. Bạn lưu ý là mỗi theme có hiệu ứng khác nhau nên độ trễ trong lúc thao tác cũng khác nhau, mình ghét độ trễ nên chỉ chọn theme có tốc độ thao tác nhanh nhất mà thôi.
  • Homescreen có thể xoay ngang (bạn có thể tắt chức năng này trong Settings).
  • Chức năng Smart Screen: giữ cho màn hình luôn luôn sáng nếu bạn đang nhìn vào máy (giống chức năng Smart Stay của Galaxy S III).
  • One-handed operation: thay đổi giao diện để dễ dàng dùng máy bằng một tay, ví dụ như dịch chuyển bàn phím số sang trái hoặc phải để dễ bấm hơn.
  • Thanh Notification có thêm dòng QSlide apps dùng để mở các ứng dụng nhỏ (giống Mini Apps trên máy của Samsung và Sony) chạy trên màn hình Homescreen. Có thể mở tối đa 2 app nhỏ để chạy cùng lúc trên màn hình, có thể thay đổi kích thước cửa sổ của mỗi app.
  • LG đã hơi lạm dụng kích thước màn hình của mình. Mặc dù có màn hình to nhưng phần hiển thị các thông báo trong thanh Notification của máy giờ đây chỉ còn có một nửa, nửa phía trên là các nút bật tắt nhanh, QSlide và chỉnh độ sáng.

Một số phần mềm hay được cài sẵn:

  • Backup: sao lưu (có thể lên lịch sao lưu tự động) mọi thiết lập, cài đặt, ứng dụng, danh bạ, bookmark, call log, tin nhắn... để phục hồi lại khi cần hoặc khi mất máy, thay máy mới. Bản sao lưu được ghi ra thành file và bạn có thể chép file này vào máy tính để lưu trữ.
  • Video Wiz: chỉnh sửa video, cho phép chèn nhạc và hiệu ứng, giao diện trực quan hơn so với ứng dụng làm phim mặc định.
  • QRemote: phần mềm dùng điện thoại làm remote TV, đầu máy, máy lạnh, máy chiếu... Giao diện rất đẹp, trực quan, dễ sử dụng.
Camera

lg_optimus_G_Gpro_ 114

Camera của Optimus G Pro có cực kỳ nhiều chức năng, là camera điện thoại đa năng nhất mà mình từng biết và sử dụng. Máy không những có thể chụp HDR mà còn có thể quay phim HDR như Xperia Z. Tuy nhiên hiệu quả HDR mà máy đem lại chưa thật sự ấn tượng và làm hài lòng những người thích chụp ảnh. Chất lượng ảnh chụp giữa có và không có HDR không có nhiều khác biệt.

Về phần chụp ảnh, máy có các chế độ chụp như Panorama, VR Panorama (là chế độ Panorama 360 độ), chụp liên tục và chụp "tự sướng" (Beauty Shot, tự động làm mịn và sáng da khi chụp chân dung). Chế độ Panorama cho phép bạn chụp những khung cảnh dài, đặc biệt máy cho phép chụp theo chiều chiều ngang lẫn chiều dọc trong khi những máy khác hiện có trên thị trường chỉ cho chép chụp theo chiều ngang. Bạn có thể dựng đứng máy lên để chụp Panorama các tòa nhà cao tầng hay những kiến trúc thiên về chiều cao.

Chế độ chụp liên tục Burst sẽ chụp liên tục 20 tấm trong vòng khoảng 3 giây, máy không có phím chụp hình riêng nhưng bạn có thể dùng hai phím volumn ở cạnh máy để chụp hình. Đặc biệt khi ở chế độ chụp thông thường, không kích hoạt chế độ Burst thì máy vẫn có thể chụp nhanh nhiều tấm liên tục khi bạn nhấn và giữ phím volumn, với tốc độ khoảng 3 tấm/giây. Nếu bạn dùng phím ảo trên màn hình thì không chụp liên tục như vậy được.

Một tính năng chụp hình khác mà nhiều người sẽ rất thích đó là Time Machine, nó giống như tính năng Time Shift trên BlackBerry 10. Trước khi bạn nhấp nút chụp hình thì mấy đã tự động chụp lại tới 5 tấm từ trước đó vài giây, mục đích là giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ một khoảng khắc quan trọng nào. Tính năng này đặc biệt hữu hiệu khi chụp nhóm vì có thể khi chụp xong thì người này đang nhắm mắt còn người kia thì chưa kịp cười. Time Machine sẽ cho bạn tua lui lại vài giây trước đó để chọn ra khoảnh khắc hoàn hảo nhất.

Về phần quay phim máy có các chức năng quay WDR (giống như quay HDR), quay phim kèm hiệu ứng (làm méo mặt, méo miệng, miệng to, nhỏ... giống như trên chiếc Optimus L9) và cái mình thích nhất chính là quay phim 2 camera cùng lúc Dual Recording. Khi bật chế độ quay này thì trên màn hình điện thoại sẽ có thêm một màn hình nhỏ để quay lại bằng camera phía trước. Có nghĩa là bạn sẽ cùng lúc quay được cảnh vật bằng camera sau, đồng thời quay chính bản thân mình bằng camera trước trên cùng một màn hình. Bạn có thể hoán đổi vị trí 2 camera, có thể di chuyển vị trí và thậm chí thay đổi kích cỡ màn hình nhỏ này bằng cách zoom bằng hai ngón. Chức năng này đặc biệt hữu ích khi bạn làm các video hành trình trong lúc lái xe, video phóng sự, phỏng vấn...

TMH_9917

Chức năng quay phim 2 camera trước sau đồng thời

g-pro-time-machine-camera

Chức năng chụp ảnh Time Machine

g-pro-camera-panorama-2

Chụp ảnh Panorama thông thường

g-pro-camera-panorama

Chụp ảnh Panorama thông thường

g-pro-camera-vr-panorama

Chụp ảnh VR Panorama 360 độ

Mặc dù có rất nhiều tính năng nhưng chất lượng hình ảnh do camera mang lại chỉ đạt mức khá, ảnh đẹp khi có ánh sáng tốt, chụp ngược sáng tốt còn chụp đêm (không Flash) thì chỉ ở mức chấp nhận được. Dưới đây là những hình ảnh chụp bằng Optimus G Pro.

Hiệu năng

Là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới chạy chip Snapdragon 600, xét về điểm số benchmark thì Optimus G Pro là chiếc điện thoại mạnh nhất mà mình từng sử dụng qua. Tuy nhiên về mặt trải nghiệm thực tế thì bạn khó mà cảm nhận được sự khác biệt về độ mượt mà, tốc độ trong từng thao tác với các máy smartphone cao cấp khác. Hôm trước mình đã tiến hành benchmark con chip Snapdragon 600 này, bạn có thể xem lại kết quả tại đây.

antutu

Mặc dù có điểm số cao nhưng mình hơi thất vọng về giao diện của G Pro, giao diện Optimus UI của LG có lẽ chưa được tối ưu hóa cho màn hình 5,5" Full-HD cho nên tốc độ của nó chưa được ổn định, lúc nhanh lúc chậm, không nhanh hoàn hảo như người anh Optimus G. Mình không biết các máy khác như thế nào nhưng hiện giờ chiếc Optimus G Pro phiên bản Hàn Quốc mà mình đang sử dụng đây thì đang bị tình trạng trên.

Còn các thao tác khác bao gồm chụp hình, quay phim HDR, lướt web, chơi game thì máy chạy rất nhanh. Nhất là quay phim HDR vì máy cần có CPU đủ mạnh để quay phim ở nhiều mức phơi sáng khác nhau cùng lúc. Chức năng quay phim HDR trên G Pro chạy rất nhanh và trơn tru, không hề có tình trạng giật hay tụt giảm số khung hình. Khả năng lướt web của máy cũng rất tuyệt vời, thử mở một số trang web ở dạng đầy đủ (không mở dưới dạng Mobile) với nhiều banner quảng cáo, Flash và ảnh động cho thấy máy có tốc độ dàn trang rất nhanh, trang web nặng nhưng lướt rất nhanh và nhẹ nhàng, không hề bị giật.

Pin

lg_optimus_G_Gpro_ 121

Pin 3.140 mAh của máy khá trâu, thời gian sử dụng được hơn 1 ngày. Mình để push mail, Facebook liên tục, độ sáng màn hình 90%, nghe gọi ít, chụp ảnh nhiều, lướt web nhiều, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì máy còn khoảng 40%. Nhìn chung pin của máy khá ổn, đủ để bạn xài thoải mái trong vòng từ sáng đến chiều tối. Tuy nhiên máy lại có nhược điểm là nắp lưng hơi nóng, chỉ qua vài phút sử dụng máy là nắp lưng sẽ bắt đầu nóng lên.

Kết luận

Mặc dù Optimus G Pro là phiên bản tiếp theo của Optimus G nhưng khó có thể nói máy sẽ thay thế Optimus G. Bởi mặc dù cấu hình của máy đã được nâng cấp đáng kể nhưng người anh Optimus G vẫn còn rất mạnh, hệ sinh thái của Android chưa có nhiều phần mềm và ứng dụng có thể tận dụng hết sức mạnh của chip Snapdragon 600. Nếu sức mạnh xử lý là thứ khiến bạn băn khoăn giữa máy G và G Pro thì mời bạn đọc tiếp dòng bên dưới.

Kiểu dáng và thiết kế mới chính là thứ làm cho chúng ta phải lựa chọn giữa G và G Pro. Theo mình thấy thì Optimus G Pro sẽ hướng đến một phân khúc khác chứ không hoàn toàn thay thế vị trí của Optimus G, đó là phân khúc người dùng muốn một chiếc máy có màn hình to để dễ lướt web và ghi chú. Thêm nữa, sự khác biệt toàn diện về kiểu dáng cũng sẽ tạo ra 2 trường phái thích và không thích ngoại hình của Optimus G Pro. Cho nên nếu phải lựa chọn giữa 2 máy thì bạn chỉ nên quan tâm về kiểu dáng, sự thuận tiện trong quá trình sử dụng chứ đừng nên băn khoăn về khả năng xử lý của cả hai.

thay đổi điện thoại chất lượng mông

Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Tin Moi Online, Tin Tuc, Tin Moi, News, Tin Tong Hop