- Back to Home »
- Công nhân nữ và nỗi lo bạo hành gia đình
tuyên truyền việc làm bảo hành gia đình gia bão phòng chống
Gia đình hòa thuận giúp chị em yên tâm công tác. Ảnh: L.Tuyết"Nói ra sợ xấu hổ với mọi người nên cố chịu được ngày nào thì cố... lời giải thích hay gặp nhất của chị em khi bị chồng bạo hành trong một thời gian dài mà không báo với chính quyền, đến khi báo thì mọi chuyện gần như đã muộn, chị em chịu hết nổi"- Bà Đinh Thị Bạch Mai - Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN TPHCM - chia sẻ khi nói về tệ nạn bạo hành gia đình trong các gia đình nữ CNLĐ hiện nay.
"E ngại là tiếp tay cho bạo hành gia đình"
Bà Bùi Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch LĐLĐ huyện Hóc Môn - kể lại: "Nhiều nữ CN bị chồng bạo hành, đêm khuya gọi điện đến cho chị, khóc rất lâu rồi mới nói được. Chị em bị chồng đánh, mắng chửi, xua đuổi ra khỏi nhà vào giữa đêm".
Nữ CN tên H và chồng cùng làm CN nhưng trước tết, chồng của H bị mất việc do Cty cắt giảm nhân công. Chồng thất nghiệp nên mọi gánh nặng đổ lên vai H. Không tìm được việc làm mới, chồng H sinh cáu gắt, nóng tính, thường xuyên nhậu nhẹt. Mọi thứ đồ đạc có giá trị trong gia đình, chồng của H đem bán hết. "Khi H gọi điện cho tôi là lúc chồng H định đem cái xe máy - phương tiện đi lại duy nhất của hai vợ chồng - đi bán. H cố giữ lại chiếc xe thì bị chồng đánh, đường cùng mới gọi điện nhờ CĐ can thiệp" - bà Tuyết Nhung kể.
"Không có công việc, không có tiền dẫn đến vợ chồng lục đục, chồng đi làm rồi quen người khác về nhà đánh, chì chiết vợ... Gần đây nhất có 1 nữ CN tên V, tuổi còn nhỏ nhưng đã có 2 con, chồng không đánh nhưng liên tục chửi bới, xua đuổi trong suốt một thời gian dài. Chịu không nổi mới gọi điện cho tôi... Tình hình bạo hành trong gia đình nữ LĐ trên địa bàn huyện xảy ra còn nhiều, có những vụ rất nghiêm trọng, nữ CN bị chồng đánh bầm mặt, phải xin nghỉ làm một vài ngày, nhưng số vụ mình can thiệp được chỉ rất ít vì chị em không báo. Chị em e ngại là tiếp tay cho bạo hành trong gia đình" - bà Nhung chia sẻ.
Vai trò của Công đoàn
Bà Phạm Thị Lan - Chủ tịch LĐLĐ quận 6 - bức xúc: "Có những trường hợp chị em bị bạo hành vì những lý do rất vô lý nhưng vẫn cam chịu, không nhờ cơ quan chức năng can thiệp". Bà Đinh Thị Bạch Mai cho rằng: "Chị em phải mạnh dạn, dũng cảm tố cáo thì cơ quan chức năng mới can thiệp kịp thời. Có nhiều trường hợp chị em bị bạo hành nhưng cứ che giấu, đến khi chịu không nổi mới tố cáo thì mọi chuyện đã muộn".
Để phá bỏ tâm lý e ngại, xấu hổ của chị em nếu trình báo với chính quyền khi bị chồng bạo hành, bà Tuyết Nhung lập luôn đường dây nóng là số điện thoại của bà, khi có vấn đề gì liên quan, chị em CN cứ điện bất kể sớm tối. "Gọi lúc nào là tôi và mấy chị em có mặt ở đó. Nếu trường hợp bạo hành có liên quan đến mất việc làm thì mình tư vấn, liên hệ tìm việc giúp. Như trường hợp của V, LĐLĐ đã tìm được một công việc phù hợp cho V. Sau khi V có việc làm ổn định, kết hợp mình tuyên truyền, giải thích cho người chồng hiểu nên tình trạng chửi bới, xua đuổi cũng không còn như trước" - bà Nhung chia sẻ.
Ngoài tham gia giải quyết từng vụ, CĐ các cấp còn tổ chức tuyên truyền về bình đẳng giới cho CNLĐ trong các buổi sinh hoạt định kỳ, hoặc chuyên đề có cả nam và nữ. "Việc tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trong gia đình rất cần cho nam bởi có như vậy nam, giới mới hiểu về luật, hiểu những tâm tư, tình cảm của phụ nữ. Trong thời gian tới, hội LHPN và CĐ các cấp cần tăng cường, tập trung công tác tuyên truyền nhiều hơn nữa đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình trong đối tượng là nam giới".
Bà Phạm Thị Lan cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật phòng chống bạo lực gia đình đến từng gia đình, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền xử lý, áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt các hành vi bạo lực gia đình, như UBND, công an xã, phường.
bão gia đình gia bảo hành việc làm phòng chống tuyên truyền
Đăng nhận xét