Posted by : Unknown 4 tháng 3, 2013

nền kinh tế ngân hàng tăng trưởng chính phủ phát triển huy động tín dụng

(ĐTCK) Quan sát TTCK sẽ thấy, dòng tiền vẫn liên tục chảy, nhưng dòng chảy ngày càng không đi về phía... DN.

Hơn 8.600 DN đã phải ngừng hoạt động hoặc giải thể trong 2 tháng đầu năm 2013, đó là con số được đưa ra bởi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trong cuộc họp báo cuối tháng 2 vừa qua.

Theo Bộ trưởng, dư nợ tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm là một áp lực với các thành viên Chính phủ. Lý do là tăng trưởng tín dụng là một công cụ quan trọng để vừa bảo đảm tăng trưởng, vừa kiềm chế lạm phát năm 2013. 10 tháng còn lại, làm thế nào để tăng trưởng tín dụng đạt chỉ tiêu 12% của năm 2013 là một câu hỏi lớn. "Mục tiêu cuối cùng là làm sao để dòng tiền đến được với DN, để DN đã ngừng hoạt động thì hoạt động trở lại, DN phát triển thì phát triển hơn", Bộ trưởng nói.

Để thúc đẩy dòng tiền đến với DN, thông điệp từ người phát ngôn Chính phủ đề cập đến vai trò của các bộ, ngành trong việc phá băng tín dụng, khơi dòng chảy vốn từ ngân hàng vào DN. Nhưng có một kênh khác, thúc đẩy dòng vốn đến với DN, đó là TTCK thì chưa được Bộ trưởng đề cập. Thực tế, từ năm 2007 trở lại đây, lượng vốn mà Chính phủ và các DN huy động qua TTCK mỗi năm lên tới con số hàng trăm nghìn tỷ đồng, trong khi đó mục tiêu mà Chính phủ đặt ra cho TTCK là phải trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Quan sát TTCK sẽ thấy, dòng tiền vẫn liên tục chảy, nhưng dòng chảy ngày càng không đi về phía... DN. Nếu như các năm trước, dòng chảy vốn chủ yếu từ nhà đầu tư vào DN thông qua việc mua cổ phần, trái phiếu chuyển đổi, thì 2 năm trở lại đây, dòng tiền chảy mạnh nhất trên TTCK lại là từ các ngân hàng, các định chế tài chính vào kênh... trái phiếu chính phủ (TPCP). Năm 2011, lượng vốn huy động trên TTCK đạt gần 120.000 tỷ đồng, trong đó DN huy động được 40.000 tỷ đồng, còn 80.000 tỷ đồng chảy vào TPCP. Năm 2012, tổng giá trị vốn huy động qua TTCK đạt 174.000 tỷ đồng, trong đó chỉ có 18.000 tỷ đồng là DN huy động được, phần lớn còn lại (156.000 tỷ đồng) là vốn huy động qua TPCP. Sang năm 2013, huy động vốn từ TTCK qua kênh TPCP tiếp tục khả quan khi các phiên đấu thầu tại Sở GDCK Hà Nội có mức độ thành công từ vài trăm tỷ đồng đến vài nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, vai trò chính yếu của TTCK là hỗ trợ DN huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu thì vẫn bị ngưng trệ. Đáng chú ý là lãi suất huy động vốn bằng TPCP tuy có thấp hơn lãi suất ngân hàng và có xu hướng ngày càng giảm, nhưng vẫn dao động từ 8,3 - 9,5%/năm.

Khi dòng vốn không chảy về phía DN thì tình trạng hàng nghìn DN sẽ tiếp tục giải thế, phá sản, theo đó là thất nghiệp, đình trệ sản xuất là khó tránh khỏi. Làm thế nào để dòng vốn đến với DN, giúp các DN vượt khó? Thị trường chờ đợi Chính phủ thực hiện cả 2 cách, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ TTCK phát triển cân bằng, hiệu quả hơn.

chính phủ tín dụng ngân hàng tăng trưởng nền kinh tế phát triển huy động

Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Tin Moi Online, Tin Tuc, Tin Moi, News, Tin Tong Hop