Posted by : Unknown 13 tháng 3, 2013

doanh nghiệp thị trường việt nam doanh nghiệp xuất khẩu trung quốc chất lượng sản phẩm xây dựng nhà nước cạnh tranh gia thương hiệu tiêu thụ khó khăn xuất khẩu công nghệ bất động sản chính sách thị trường chứng khoán

Dù không công bố vì nhiều lý do nhưng theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhiều doanh nghiệp thép đang trong tình trạng chết lâm sàng,ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch Thường trực VSA đã chia sẻ về vấn đề này.

1
Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch Thường trực VSA

Ông Nghi cho biết, công suất lắp đặt vào khoảng 11 triệu tấn thép xây dựng/năm, trong khi đó tiêu thụ thép chỉ được khoảng 6 triệu tấn/năm. Trong năm 2012, lượng thép tồn đọng bình quân khoảng 300 ngàn tấn và lúc cao nhất lên tới 380 ngàn tấn.

Với lượng thép tồn kho lớn như hiện nay liệu đã vượt mức cho phép?

Lượng thép tồn kho lớn như hiện nay đang ở mức rất cao, đã vượt mức cho phép (thường chỉ từ 230-250 ngàn tấn). Xuất khẩu thép dù tăng so với năm 2011 nhưng không nhiều, chỉ được khoảng hơn 300 ngàn tấn và thị trường xuất khẩu chỉ là một số nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanma. Mức xuất khẩu như hiện nay không thấm vào đâu so với một số nước. Ví dụ như Trung Quốc họ xuất khẩu trung bình 50 triệu tấn thép/năm. Riêng về thép xây dựng, lượng tiêu thụ trong nước năm 2012 cũng thấp hơn năm 2011 vào khoảng 8%. Đây là dâu hiệu rất không tốt.

Nguyên nhân thép không tiêu thụ được do đâu thưa ông?

Nguyên nhân chính là do chính sách cắt giảm đầu tư công khiến các dự án có vốn ngân sách bị cắt giảm hoặc kéo dài thời gian nên tiêu thụ thép gặp khó. Ngoài ra, thị trường bất động sản đóng băng cũng là nguyên nhân khiến ngành thép lao đao vì đây là đầu ra chính. Đến thời điểm này, vì thị trường bất động sản vẫn đóng băng nên đầu ra thép vẫn chưa mấy khả quan.

Vậy cách nào để tiêu thụ được thép tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp?

Để tiêu thụ được lượng thép tồn kho hiện nay, các chính sách đưa ra cần phải xoay quanh vấn đề đầu ra của thép. Về phía doanh nghiệp, để giảm lỗ, họ phải tự cắt giảm chi phí để giảm giá thành. Các doanh nghiệp cũng phải đổi mới công nghệ để giảm chi phí sản xuất. Trường hợp, doanh nghiệp nào không có điều kiện thay đổi công nghệ mà tiếp tục áp dụng công nghệ lạc hậu, họ đành phải chấp nhận phá sản vì đó là quy luật. Thực ra, theo tôi được biết, nhiều doanh nghiệp thép dù không công bố là phá sản nhưng hiện đang được coi như đã chết lâm sàng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số lượng doanh nghiệp thép đang chết lâm sàng có nhiều không thưa ông?

Những đơn vị đang lâm vào tình trạng chết lâm sàng chủ yếu là những đơn vị mới ra đời, chưa có thương hiệu. Nếu không có thương hiệu, dù anh có bán giá thấp, cũng không có ai mua. Trong khi đó, thép xây dựng hiện đang thừa công suất. Giờ nếu cho phép triển khai dự án mới, cũng không một ai dám làm vì thép không bán được. Thực tế, có những doanh nghiệp đã xây dựng xong từ năm 2012, nhưng chưa dám đi vào sản xuất vì sợ thua lỗ.

Theo VSA, trong năm 2013, theo ước tính sản lượng thép tiêu thụ so với năm 2012 sẽ tăng khoảng 3-4% (so với mức 6 triệu tấn). Xuất khẩu thép vẫn tiếp tục tăng vào khoảng 10-15% (so với mức 300 ngàn tấn). Tuy nhiên, có đạt được mức này hay không còn tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Theo VSA, để tồn tại, một số doanh nghiệp đang tập trung đổi mới công nghệ, chủ động đưa nguyên liệu nóng từ luyện sang cán thép nên đã giảm tiêu hao dầu. Thậm chí, có doanh nghiệp thay vì cán thép bằng dầu đã chuyển sang dùng than nên giá thành rẻ hơn. Việc áp dụng khí hoá than đã giúp doanh nghiệp giảm được 100-150 nghìn đồng/1 tấn thép so với dùng dầu.

Được biết, các "ông lớn" chiếm lĩnh thị trường thép hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay?

Phải khẳng định, với tình hình cung vượt cầu như hiện nay, việc một doanh nghiệp thép mới ra đời sẽ khó tồn tại vì cầm chắc phần lỗ. Sỡ dĩ như vậy vì, để bán được thép, doanh nghiệp mới ra đời cần phải xây dựng thương hiệu. Mà việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi phải có thời gian ít nhất từ 5-10 năm. Do đó, nếu doanh nghiệp nào ra đời vào đúng lúc thị trường đang khó khăn như hiện nay, chắc chắn sẽ chết đứng. Lý do, khi xây dựng thương hiệu, anh phải bán giá thấp và kèm theo đó là chất lượng sản phẩm phải nghiêm chỉnh. Trong khi đó, nguyên tắc của đầu tư là phải đầu tư nhanh để có sản phẩm nhằm sớm thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng; còn doanh nghiệp nào ra đời dừng sản xuất càng lâu sẽ càng chết vì vốn ban đầu chủ yếu đi vay. Do đó, chiếm lĩnh thị trường thép hiện nay đúng là chỉ có một vài thương hiệu lớn mà thôi.

Được biết, giá thép hiện nay trung bình vào khoảng 13,7 triệu đồng đến 14,2 triệu đồng/tấn tuỳ theo từng loại nên rất khó cạnh tranh với các nước, nhất là Trung Quốc?

Hiện, VSA đang khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thép. Tuy nhiên, việc làm này không phải dễ vì ngành thép Việt Nam là ngành sinh sau đẻ muộn, khả năng cạnh tranh không cao. Vấn đề đặt ra là chúng ta đưa thép vào thị trường nào, giá cả ra sao. Việc xuất khẩu, tối thiểu phải hoà vốn để tạo công ăn việc làm, giảm bớt sức ép trong nước. Lý do giá thép Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước vì cơ cấu vốn của doanh nghiệp thép các nước được xây dựng chủ yếu từ vốn tự có, vốn trên thị trường chứng khoán và vốn vay; trong khi, vốn của các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu là đi vay.

Vậy, về lâu dài Nhà nước nên có chính sách gì để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thép cũng như gia tăng xuất khẩu?

Nhà nước cần có biện pháp để tháo gỡ vấn đề thị trường đầu ra cho thép. Các cơ chế chính sách phải hạn chế nhập khẩu thép từ bên ngoài nếu trong nước duy trì được sản xuất và đáp ứng đủ nhu cầu. Về tinh thần, phải tuyên truyền để người Việt dùng hàng Việt. Lâu nay, Trung Quốc lợi dụng việc thép chứa hàm lượng Boron theo quy định, được xác định là thép hợp kim và không phải nộp thuế nên thép Việt Nam không cạnh tranh nổi. Do đó, về chính sách, Nhà nước cũng cần điều chỉnh lại.

Cảm ơn ông!

Phong Cầm (Thực hiện)

 

bất động sản doanh nghiệp tiêu thụ nhà nước thị trường xuất khẩu chất lượng sản phẩm trung quốc công nghệ thị trường chứng khoán thương hiệu khó khăn xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu chính sách gia việt nam cạnh tranh

Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Tin Moi Online, Tin Tuc, Tin Moi, News, Tin Tong Hop