Posted by : Unknown 11 tháng 3, 2013

gia công nhân

Chiều 10/3, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam xác nhận, cơ quan này vừa nhận được quyết định từ Bộ VH-TT-DL công nhận di tích thành cổ Trà Kiệu (xã Duy Sơn, H.Duy Xuyên) là di tích cấp quốc gia.

Chiều 10/3, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam xác nhận, cơ quan này vừa nhận được quyết định từ Bộ VH-TT-DL công nhận di tích thành cổ Trà Kiệu (xã Duy Sơn, H.Duy Xuyên) là di tích cấp quốc gia.

"Lâu nay, du khách đến di sản thế giới thánh địa Mỹ Sơn vẫn quan tâm rất nhiều đến thành cổ Trà Kiệu, với việc Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích cấp quốc gia, chúng tôi sẽ tăng cường công tác bảo tồn di tích này", ông Hài nói.

Theo giới khảo cổ học, Trà Kiệu (Simhapura) là kinh đô của Vương quốc Champa xưa. Di tích này nằm trên một dải đồng bằng có thù hình tam giác với nhiều ngọn núi bao bọc như: Núi Chúa, Chóp Xôi, Núi Ðất... Ngày nay, khu vực xung quanh kinh đô Trà Kiệu vẫn còn các bờ thành cổ bao bọc nằm sâu trong lòng đất thuộc xã Duy Trung và Duy Sơn.

Vào nhiều thời điểm khác nhau, nhiều đoàn khảo cổ học đã đến địa phương này tiến hành khai quật các nền móng còn lại của khu kinh đô cổ. Trong đó, nhiều nhà khảo cổ học đã tìm thấy các dấu tích về kết cấu, vật liệu xây dựng khi khai quật thành nam Trà Kiệu.

Mới đây nhất, đoàn chuyên gia của Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ cùng các chuyên gia Nhật Bản đã đến bờ đông Trà Kiệu để khai quật. Tại đây, đoàn đã thu được nhiều kết quả khả quan khi bờ thành phía đông dần phát lộ với nhiều chứng tích cổ, được xác định có niên đại vào thế kỷ IV.

Ông Hài cho biết thêm: "Trước đây, đã có những cuộc khai quật và bước đầu khẳng định được giá trị của kinh đô cổ Trà Kiệu. Cuộc khai quật lần này nhằm làm rõ thêm những giá trị khác liên quan đến di tích này. Mặc dù, bây giờ thành Trà Kiệu chỉ là một phế tích nhưng đó lại là một di tích khảo cổ học giá trị để nghiên cứu, tìm hiểu".

Theo ông Hài, sau việc Trà Kiệu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, sắp tới Sở sẽ có đề án để bảo tồn di tích này. Ngoài ra, trong tương lai, Sở VH-TT-DL sẽ triển khai xây dựng một bộ sưu tập chung tại khu di tích. Bộ sưu tập này là những di vật khảo cổ học có liên quan đến thành cổ Trà Kiệu và nền văn hóa Champa cổ xưa.

Thành cổ phía đông Trà Kiệu đang được khai quật.

Hiện trường là những lát cắt vào lòng đất với độ sâu 2 m.

Các nhà khảo cổ học đến từ Nhật Bản thu các mẫu đất để nghiên cứu.

Thành cổ được cho có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ IV đang dần phát lộ

Công việc khai quật di tích này được tiến hành với các hố sâu liên hoàn hình chữ T.

Số gạch Champa thu được từ các khu khai quật.

Bờ thành cổ có độ dày khoảng 5 m, cao hơn 2 m.

Theo Thanh niên

gia công nhân

Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Tin Moi Online, Tin Tuc, Tin Moi, News, Tin Tong Hop